MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao nhà đầu tư không còn mặn mà với các quỹ phòng hộ tiền tệ?

21-04-2019 - 17:55 PM | Tài chính - ngân hàng

Các quỹ phòng hộ chỉ giao dịch tiền tệ từng là tâm điểm chú ý của giới đầu tư toàn cầu. Theo số liệu từ Barclay Hedge Currency Traders Index, từ năm 2000 – 2008, số lượng các quỹ này đã tăng gần gấp 3 lần, lên 145. Giờ đây, chỉ còn 49 quỹ đang hoạt động.

Các nhà quản lý kiếm lời trên biến động tỷ giá – giao dịch USD với PHP hay EUR với JPY – đang trở thành nạn nhân của thị trường bình ổn kéo dài. “Với các loại tài sản truyền thống, biến động là điều không mong muốn”, Peter Jacobson, nhà đồng sáng lập Rhicon Currency Management Pte nói. Với tiền tệ thì ngược lại.

Nếu không có nhiều biến động trong khối lượng tài sản tương đối và giá trị đồng tiền của các quốc gia, cơ hội kiếm lời cũng sẽ không nhiều.

Trong những năm đầu sau khủng hoảng tài chính, những ngân hàng trung ương lớn trên thế giới ít nhiều có chung các chủ trương: hạ và duy trì lãi suất thấp, khuyến khích tăng trưởng và nỗ lực ổn định thị trường. Tình hình này khiến các nhà đầu tư không còn nhiều cơ hội.

Từ cuối tháng 3, biến động trên thị trường tiền tệ đã giảm đáng kể. Chỉ số J.P. Morgan Global FX Volatility Index đạt mức thấp nhất trong vòng 5 năm, do phần đông các nhà đầu tư tin rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ mở rộng các biện pháp nới lỏng định lượng.

“Phần lớn mọi người kiếm tiền từ các quỹ ngoại hối với kỳ vọng vào một thực tế rằng thị trường sẽ chuyển từ ổn định sang biến động, và dĩ nhiên Fed muốn giữ thị trường ổn định”, Jonh Taylor, giám đốc Taylor Global Vision, công ty đưa tin về thị trường tài chính cho biết.

“Trước khi ngọn lửa bùng lên, họ đã dập tắt nó rồi”. Taylor chia sẻ dựa trên những kinh nghiệm xương máu. FX Concepts LLC, được ông thành lập năm 1981, từng là quỹ phòng hộ tiền tệ lớn nhất thế giới, nắm giữ tới 14 tỷ USD trong thời hoàng kim năm 2008. Nhưng sau nhiều năm thua lỗ, công ty mẹ của quỹ này phải xin phá sản vào năm 2013.

Vì sao nhà đầu tư không còn mặn mà với các quỹ phòng hộ tiền tệ? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Bloomberg.

Thời hoàng kim của các quỹ phòng hộ tiền tệ là ngày đen tối cho những người khác: đỉnh điểm của cuộc Đại khủng hoảng, khi thị trường chứng khoán sụp đổ và thị trường rơi vào hỗn loạn. Chỉ số Citi Parker Global Currency Index tăng 8% từ 2007 đến 2009, nhưng S&P 500 giảm khoảng 16% trong giai đoạn này.

Những biến động gần đây trên thị trường chứng khoán cuối năm 2018 không mang lại nhiều tiến triển cho các quỹ này. Rhicon của Jacobson chấm dứt phần lớn các khoản đầu tư vào tháng 10, khi ngay cả những đồng tiền đảm bảo nhất, như JPY, cũng không thể theo kịp sự hồi chuyển của thị trường vốn.

Mặc dù giai đoạn này quỹ vẫn chưa đạt cường độ giao dịch trung bình, Jacobson, người dành phần lớn thời gian ở Singapore và Sydney, vẫn lạc quan rằng giao dịch tiền tệ sẽ sớm mang lại kết quả. Lãnh đạo các ngân hàng trung ương đang cảnh báo các rủi ro tăng tưởng sắp tới, và có vẻ giá cả trên thị trường trái phiếu cũng cho thấy điều tương tự.

“Trong giai đoạn cuối của chu kỳ kinh tế như hiện nay, tôi cho rằng đây là thời điểm tốt để bắt đầu chuyển hướng qua thị trường tiền tệ”, ông nói.

Jacobson có lẽ sẽ còn gặp nhiều khó khăn để thuyết phục Aberdeen Standard Investment, công ty đầu tư vào quỹ phòng hộ. Công ty này đang tẩy chay các quỹ đầu tư thuần túy vào tiền tệ, theo giám đốc đầu tư John Sedlack III, thay vào đó tìm kiếm các quỹ đầu tư đa dạng vào nhiều loại tài sản khác nhau để tận dụng xu thế vĩ mô.

“Chúng tôi cần những nhà quản lý đủ linh hoạt để tìm ra loại tài sản đáng đầu tư nhất”, Sedlack nói.

Viễn cảnh ảm đạm đã kiến James Wood-Collins tại Record Currency Management Ltd cân nhắc việc tìm kiếm các loại tài sản khác. Lợi nhuận từ chiến lược tiền tệ của công ty đã giảm xuống còn 3,6 tỷ USD, từ khoảng 29 tỷ USD năm 2008.

“Chúng tôi nhận thức rõ cơ hội khi đầu tư vào các loại hình khác ngoài tiền”, Wood-Collins, giám đốc điều hành quỹ đầu tư có trụ sở tại London cho biết. “Chúng tôi chắc chắn không bỏ qua khả năng này”.

Một chiến lược đang đi đúng hướng gần đây là giả định rằng thị trường ngoại hối sẽ tiếp tục “yên bình”. Nổi bật trong năm 2018 có LCJ Investments SA, công ty có trụ sở tại Geneva với lợi nhuận năm trước tăng 4%, trong khi Citi Parker Index giảm 3,4%. Quỹ này cũng tham gia các hợp đồng quyền chọn với kỳ vọng tỷ giá sẽ ổn định trong một vùng nhất định.

“Chỉ số biến động đang giảm ở nhiều thị trường, kể cả thị trường ngoại hối”, nhà đồng sáng lập Jonathan Tullet nói. “Một thế giới hậu khủng hoảng với xu hướng nới lỏng định lượng đã khiến các động lực thay đổi nhiều, nhưng vẫn còn cơ hội đầu tư trên thị trường ngoại hối”.

Theo Minh Ngọc

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên