MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao nhiều doanh nghiệp BOT "chây ỳ" triển khai thu phí tự động?

Thu phí tự động không dừng (ETC) đối với ôtô qua trạm BOT được xem là giải pháp tránh ùn tắc và minh bạch về doanh thu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đầu tư BOT không mặn mà với phương thức thu hiện đại này và có hiện tượng "chây ỳ" trong triển khai.

Vì sao các BOT không "mặn mà" với thu phí tự động?

Chính phủ đã chỉ đạo sớm triển khai thu phí tự động, nhưng sau 3 năm triển khai nhiều BOT vẫn "chây ì", dù thời hạn của việc triển khai này sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

Hiện cả nước có gần 4 triệu ôtô nhưng chưa tới 700.000 xe dán thẻ trả phí tự động (ETC). Chủ phương tiện lý giải là vì không thấy nhiều làn ETC nên không dán.

Trong khi đó, doanh nghiệp BOT đưa lý do biện hộ cho việc chậm triển khai ETC như năng lực của nhà cung cấp dịch vụ ETC chưa đáp ứng được phương án tài chính của BOT, tỉ lệ sử dụng ETC chưa cao nên chưa triển khai.

Vì sao nhiều doanh nghiệp BOT chây ỳ triển khai thu phí tự động? - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Hoài Phương trao đổi với PV Báo Lao Động về triển khai thu phí tự động.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Hoài Phương - PGĐ Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VECE) lý giải về việc đã thu phí bao năm qua nhưng tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Dây chỉ có 1 cửa ra cho làn ETC.

"Đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động mà chúng tôi phối hợp, đang trong quá trình thử nghiệm và sẽ đưa vào áp dụng trong thời gian tới. Các trạm thu phí trên tuyến Quốc lộ đều có 1 làn sau đó người ta mới tiếp tục, đường cao tốc của chúng tôi cũng vậy." - bà Phương nói.

Chủ đầu tư BOT chậm triển khai ETC vì sợ minh bạch?

Vì sao nhiều doanh nghiệp BOT chây ỳ triển khai thu phí tự động? - Ảnh 2.
Lượng xe trên các tuyến cao tốc luôn tăng cao nên thường ùn tắc tại trạm thu phí truyền thống.

Thu phí tự động sẽ diễn ra nhanh gọn, tránh được ùn tắc giao thông, doanh nghiệp BOT giảm được nhân sự thu phí và các chi phí quản lý khác. Đồng thời, toàn bộ số tiền thu phí được chuyển thẳng vào tài khoản của chủ đầu tư mà không phải lo thất thoát hay trộm cướp. Lợi ích là thế nhưng VECE và nhiều BOT khác rất chậm triển khai.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, GS.TS Nguyễn Trọng Hòa -Viện nghiên cứu phát triển Việt Nam, nguyên GĐ Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM cho rằng, các BOT chậm triển khai thu phí tự động mấu chốt là sợ minh bạch, sợ công khai.

"Không ít BOT giao thông có dấu hiệu của lợi ích nhóm, họ cố tình giấu bớt doanh thu thực để được nộp thuế ít và được kéo dài thời hạn thu phí. Vì vậy, nếu triển khai thu phí tự động thì doanh thực sẽ được sáng tỏ. Khi đó cơ quan chức năng căn cứ vào doanh thu thực này để thu thuế và giảm thời hạn thu phí nên họ sợ." - GS.TS Nguyễn Trọng Hòa nói.

Đồng tình với quan điểm này, TS Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch giao thông cho rằng, vấn đề BOT là phải công khai minh bạch. Nhưng nhiều chủ đầu tư và nhóm lợi ích lại luôn sợ công khai và minh bạch.

Clip: Đại diện Tổng cục Đường bộ trả lời phỏng vấn Báo Lao Động những vướng mắc khi triển khai thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí BOT. Cát Tường - Khánh Hoà

"Cơ quan chức năng cần phải làm quyết liệt về việc triển khai thu phí tự động này. Nếu doanh nghiệp BOT nào cố tình chây ì trong việc triển khai thì phải có hình thức xử lý nghiêm." - TS Ngô Viết Nam Sơn nói.

Nhiều doanh nghiệp BOT gian lận số tiền thu phí

photo-2

Sự không mặn mà trong việc triển khai thu phí tự động, khi đã qua 3 năm triển khai nhưng hầu hết các BOT đều vẫn còn "chây ì" thực hiện. Trong khi đó, theo quy định đến ngày 31.12.2019 các BOT đều phải hoàn thành việc lắp đặt hệ thống thu phí tự động.

Vì không lắp hệ thống thu phí tự động, nên doanh thu tiền mặt của các BOT được chính các doanh nghiệp tự thu và tự khai báo với cơ quan nhà nước. Trong khi việc kiểm tra của các cơ quan chức năng chỉ mang tính định kỳ vài năm/lần.

Chính vì để doanh nghiệp BOT "vừa đá bóng vừa thổi còi" và cơ quan chức năng ít kiểm tra, nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng "ảo thuật" để thay đổi con số, nhằm gian lận doanh thu để trốn thuế và kéo dài thời hạn thu phí.

Điển hình vào cuối năm 2018, hàng loạt lãnh đạo Công ty Yên Khánh bị bắt, vì có hành vi thuê chuyên gia công nghệ thiết kế phần mềm để làm giảm số tiền thu phí của tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương.

Nóng nhất là vụ cướp 2,2 tỉ đồng của một ca trực tại trạm thu phí cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đã làm dư luận nghi ngờ doanh thu của BOT này có thể lên đến 6 tỉ đồng/ngày, chứ không phải hơn 3 tỉ đồng/ngày như báo cáo.

Theo Cao Huân

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên