MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Viết gì trong CV khi chưa có kinh nghiệm làm việc?

03-07-2014 - 12:15 PM |

Bản CV đầu tiên cũng có thể là bản CV khó viết nhất của bạn khi bạn chưa có chút kinh nghiệm gì để lấp đầy chỗ trống.

Bản CV đầu tiên cũng có thể là bản CV khó viết nhất của bạn khi bạn chưa có chút kinh nghiệm gì để lấp đầy chỗ trống, còn các nhà tuyển dụng thường chỉ dành 6 giây để lướt qua hồ sơ bạn gửi. 
“Rất nhiều sinh viên không biết nên viết gì và không nên viết gì trong bản hồ sơ đầu tiên”, bà Amanda Augustine – chuyên gia tư vấn sự nghiệp tại trang web hướng nghiệp TheLadders trả lời tạp chí Business Insider.
“Tuy nhiên có một số hướng dẫn sơ bộ cho các sinh viên mà những người mới ra trường”, bà cho biết.
Theo bà, điều quan trọng nhất để suy nghĩ khi viết bản CV đầu tiên là mục tiêu nghề nghiệp và người sẽ nhận CV của bạn. 
“Hãy hỏi bản thân: Nếu mình đưa bản hồ sơ này cho một người chẳng biết gì về chuyên ngành đại học hay đường hướng sự nghiệp của mình, liệu họ có thể dễ dàng nhận ra vị trí mình nhắm tới và lí do tại sao trong 30 giây đầu tiên?”.

Bà đã đưa ra một minh họa về bản CV hợp lý của một sinh viên vừa ra trường:

Nhìn vào bản CV, đây là một số đặc điểm bà Augustine vạch ra. 
1. Trình bày sạch sẽ, dễ đọc
Cả CV dùng một font chữ từ đầu đến cuối. Ngày tháng và địa điểm được trình bày thống nhất giúp người đọc dễ lần theo và nhặt ra các thông tin. 
“Thêm vào đó, phần đầu CV và các đề mục được đẩy ra giữa trang khiến việc đọc lướt dễ hơn, vì  nghiên cứu cho thấy người tuyển dụng thường đọc lướt CV từ trên xuống dưới ở giữa trang”, bà nói. 
2. Dẫn link tới hồ sơ điện tử
Mặc dù nhìn có vẻ hơi non, nhưng việc phát triển kỹ năng truyền thông xã hội ngay từ đầu là quan trọng. 
“Nên tạo một bản hồ sơ chuyên nghiệp phục vụ cho sự nghiệp trong tương lai”, bà nhấn mạnh.
“Nếu bạn học tập và hướng tới làm việc trong một môi trường sáng tạo, hãy xem xét việc tạo dựng một bản hồ sơ điện tử để liệt kê các thông tin cá nhân”.
3. Mục tiêu làm việc rõ ràng
Tên công việc và đoạn tóm tắt ở đầu thể hiện rõ ràng niềm yêu thích của cô trong vị trí thực tập sinh chuyên về quảng cáo hoặc quan hệ công chúng. 
“Nếu bản CV này được chuyển cho một người bất kỳ, họ sẽ không phải đoán cô ấy nộp CV vào phòng nào. Trong khi thương hiệu cá nhân của Maria chưa nổi trội lắm, đoạn tóm tắt của cô đã thể hiện những giá trị mà cô trân trọng, loại bằng cấp mà cô theo đuổi, kinh nghiệm sử dụng truyền thông xã hội và khả năng viết”. 
4. Làm nổi bật thế mạnh của người viết
Đây là vị trí thực tập sinh đầu tiên mà Maria nộp đơn, nên cô không có kinh nghiệm làm bất cứ công việc liên quan nào trước đó. 
“Do vậy, phần kinh nghiệm được sử dụng để liệt kê các điểm mạnh của cô: Những dự án trên trường học, hoạt động ngoại khóa, thành tích, kỹ năng”, bà nói.
“Còn phần kinh nghiệm làm việc được đẩy xuống cuối hồ sơ vì nó không liên quan trực tiếp tới mục tiêu thực tập của cô, tuy nhiên phần thông tin này vẫn cần được thêm vào để thể hiện đạo đức và kỹ năng làm việc của Maria”. 
5. Có một số thành tích tại trường học
Với vị trí thực tập, sẽ hữu ích nếu bạn cho nhà tuyển dụng biết quá trình học tập tại trường của bạn. Bao gồm các giải thưởng, bằng khen, học bổng và các giải thể thao bạn tham gia. 
“Đoạn thông tin này sẽ xây dựng hình ảnh một người sinh viên năng động cả trong và ngoài trường”. 
6. Liệt kê kỹ năng truyền thông xã hội
Bạn sẽ nghĩ thêm các loại mạng xã hội bạn sử dụng vào CV là dở hơi, vì ai chẳng có Facebook thời nay?
“Nhưng thực ra kiến thức về mảng này được coi là một tài sản với nhiều nhà tuyển dụng, và không phải ai cũng sở hữu nó. Nếu bạn nhắm tới vị trí trong một công ty quảng cáo  hay một vị trí liên quan đến xây dựng thương hiệu, các kỹ năng này sẽ giúp bạn dành lợi thế”, bà nhấn mạnh.
7. Không thêm mục “Người giới thiệu”
Việc thêm một dòng ở cuối CV ghi “Sẽ có người giới thiệu nếu được yêu cầu” là vô cùng thừa thãi. 
Với một sinh viên vừa ra trường, CV chỉ nên được gói gọn trong một trang, nên đừng phí phạm diện tích cho những dòng thông tin vô nghĩa như thế này. 
“Nếu người tuyển dụng muốn biết người giới thiệu của bạn, họ sẽ hỏi bạn trong cuộc phỏng vấn”, bà khẳng định. 
Hãy nhớ rằng kinh nghiệm không phải tất cả - và may mắn thay, với những vị trí cho các sinh viên vừa ra trường, nhà tuyển dụng cũng không yêu cầu quá cao, bà nói. 
Tuy nhiên, họ vẫn muốn thấy một sinh viên năng động và có sự đam mê với vị trí họ tuyển dụng. 
Vì vậy, khi ngồi xuống viết bản CV đầu tiên, hay nghĩ đến bất cứ công việc bán thời gian nào bạn làm trước đó dưới một góc nhìn mới. 
Nếu kinh nghiệm từ chúng có vẻ chẳng liên quan gì đến vị trí lần này, thì hay lọc ra những kỹ năng bạn học được từ chúng có thể giúp ích sau này. 

Ví dụ, nếu bạn từng làm bồi bàn, thì kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng bán hàng, dịch vụ,… bạn học được cũng sẽ giúp ích cho công việc, bà diễn giải.

vandoan

Theo Diễn đàn đầu tư

Trở lên trên