MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Viện trưởng Kinh tế nói về tồn đọng mía đường: "Dựa vào giải cứu thì không thể nào tốt được"

28-02-2018 - 16:30 PM | Thị trường

Từ câu chuyện nhà máy đường Cần Thơ đang tồn kho hàng chục ngàn tấn đường và được tỉnh Hậu Giang kêu gọi tiêu thụ để “giải cứu”, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng: "Một nền kinh tế phải dựa vào giải cứu thì không thể nào tốt được".

PGS.TS Trần Đình Thiên
PGS.TS Trần Đình Thiên
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
83 bài viết

Trước tình trạng Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) tồn kho khoảng 30.000 tấn đường, ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Casuco, cho biết: Áp lực đường tồn kho hiện không chỉ có ở Casuco mà là tình hình chung của toàn ngành mía đường. Mọi năm tết đến, người ta mua về trữ để qua tết bán ra nhưng năm nay họ không trữ nữa mà mua đến đâu bán đến đó.

Trước khó khăn của ngành đường, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang đã kêu gọi nhân dân và cán bộ, công chức trong tỉnh hưởng ứng, ủng hộ tiêu thụ lượng đường tồn kho nhằm giúp cho doanh nghiệp mía đường, cũng như nông dân trồng mía.

Ông Lê Văn Đời - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh - thông tin: Theo kế hoạch, mức dự kiến là các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ mua ủng hộ 20kg/người; Ban Chấp hành tỉnh 10kg/người; còn cán bộ, công chức 5kg/người. Kế hoạch này sẽ được triển khai thực hiện ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh.

Viện trưởng Kinh tế nói về tồn đọng mía đường: Dựa vào giải cứu thì không thể nào tốt được - Ảnh 1.

Lượng đường tồn kho tại các nhà máy đang chạm mức kỷ lục.


Liên quan vấn đề này, trao đổi với Lao Động, PGS. TS Kinh tế Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, vấn đề của mía đường có thể không phải nguyên nhân từ chính doanh nghiệp.

"Tôi cho rằng, có sự không rõ ràng ngay từ đầu các yếu tố đảm bảo mía đường có cơ hội cạnh tranh với thị trường, cho nên mía đường mới lâm vào tình trạng này và buộc phải kêu cứu.

Phải hiểu rằng, vấn đề cán bộ, công chức được phân “chỉ tiêu” giải cứu đường tồn kho không giải quyết vấn đề gì cả, không phải mấu chốt vấn đề, đây chỉ là giải pháp cấp bách.

Vấn đề là tại sao ngành mía đường lại điêu đứng như thế? Trả lời được câu hỏi này, thì không chỉ ngành mía đường quốc gia mà những doanh nghiệp, ngành nghề khác cũng tránh khỏi tình trạng đến lúc phải giải cứu.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, bất cứ một doanh nghiệp để phát triển tốt, để cạnh tranh được đều phải dựa vào quy luật thị trường và những thể chế chung của nhà nước. Một nền kinh tế phải dựa vào giải cứu thì không thể nào tốt được.

Phải có tầm nhìn quốc gia ngay từ đầu, đừng để đến mức phải kêu gọi giải cứu, mà lại kêu gọi chính những người đang khó khăn nhất. Doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì những người trong doanh nghiệp là những người khó khăn nhất.

Bản thân doanh nghiệp đừng trông cậy vào những giải pháp này. Hãy tự mình tạo ra năng lực cạnh tranh...", PGS.TS Trần Đình Thiên phân tích.

Theo Cường Ngô

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên