MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam có cơ hội vươn lên dẫn đầu ngành công nghiệp sản xuất thời trang bền vững nhờ các nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ ba thế giới.

Ngày càng chú trọng đến các chính sách môi trường, Việt Nam đang có chế tài xử phạt nghiêm ngặt với những doanh nghiệp gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư nước ngoài cũng đang xây dựng các nhà máy mới theo tiêu chuẩn cao hơn và sử dụng các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường hơn. 

Năm 2018, xuất khẩu dệt may của Việt Nam ước tính đạt 36,2 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2017, nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới, đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ. Với lực lượng lao động dồi dào trong ngành dệt may và hơn 6.000 công ty may mặc trong nước, dệt may là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau điện thoại các loại và linh kiện.

Việt Nam nổi tiếng với nghề thủ công chất lượng và công nhân lành nghề. Sự phát triển của các khu công nghiệp và các ưu đãi thuế hấp dẫn đang thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2019, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề ra mục tiêu phát triển ngành với kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD, tăng trưởng 10,8%; thặng dư thương mại đạt 20 tỷ USD, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho 2,85 triệu lao động.

Khi mà Việt Nam đang ở thời kì đỉnh điểm của cuộc chiến sản xuất giá thành thấp và tiêu dùng thời trang nhanh, nếu không cẩn thận sẽ rơi vào tình trạng như Trung Quốc - một trong những cường quốc sản xuất của thế giới - nhưng chính phủ luôn phải đau đầu suy nghĩ các biện pháp để đối phó với vấn đề ô nhiễm trầm trọng.

Đối với một ngành công nghiệp rất tai tiếng về mặt môi trường (lượng khí thải carbon sản sinh ra chỉ sau ngành công nghiệp dầu khí, chất thải công nghiệp lớn và tiêu tốn nhiều tài nguyên) câu hỏi đặt ra cho Việt Nam là: liệu có thể phát triển ngành dệt may một cách bền vững, thân thiện với môi trường hay không?

Để có thể gọi là thời trang bền vững thì trước tiên, các chất liệu phải có nguồn gốc tự nhiên và quá trình sản xuất cũng phải thân thiện với môi trường. Với hệ sinh thái đa dạng, Việt Nam may mắn sở hữu nguồn nguyên liệu “xanh” mà ít nơi nào có thể sánh bằng để bắt đầu phát triển thời trang chậm.

Việt Nam có cơ hội vươn lên dẫn đầu ngành công nghiệp sản xuất thời trang bền vững nhờ các nhà đầu tư nước ngoài - Ảnh 1.

Từ vải lụa hoàng gia Tân Châu (Lãnh Mỹ A) được sử dụng để dệt áo dài truyền thống, sợi mây tre đến các loại thổ cẩm vùng núi phía bắc, Việt Nam có một lịch sử phong phú về nghề dệt.

Trong tương lai không xa, thời trang bền vững sẽ trở thành điều kiện sống còn cho các doanh nghiệp kinh doanh may mặc. Sự bền vững không chỉ mang lại làn sóng mới cho văn hoá doanh nghiệp mà quan trọng hơn hết là công việc an toàn, ổn định cho nhân công Việt Nam cũng như sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng. Với những lợi thế về tài nguyên và nghề truyền thống, hy vọng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ được biết đến như là một kinh đô thời trang bền vững.

Song song với đó là các chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước. Chính phủ đã thực thi luật bảo vệ môi trường chặt chẽ hơn và đưa ra các hình phạt cứng rắn hơn (có thể lên đến 8 tỷ VND) đối với những công ty gây ô nhiễm môi trường. Bản thân các nhà sản xuất hàng may mặc cũng đã nỗ lực để từng bước để làm xanh - sạch ngành công nghiệp này.

Đầu năm 2017, hàng trăm người dân Hải Dương đã biểu tình 5 tháng trời tại nhà máy Dệt may Pacific Crystal (liên doanh giữa Pacific Crafts và Crystal Group). Người dân phàn nàn về mùi hôi thối và cáo buộc nhà máy gây ô nhiễm nguồn nước địa phương với nước thải chưa qua xử lý. Họ yêu cầu hãng áp dụng các tiêu chuẩn thân thiện với môi trường hơn.

Việt Nam có cơ hội vươn lên dẫn đầu ngành công nghiệp sản xuất thời trang bền vững nhờ các nhà đầu tư nước ngoài - Ảnh 2.

Việc bảo vệ nguồn cung nước sạch và xử lý nước thải là mối quan tâm chính của chính phủ đối với môi trường ngành dệt. Việc cắt giảm sử dụng nước trong chu kỳ sản xuất vẫn đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành.

"Tái chế nước giặt vải là một cách để bảo vệ môi trường", Vincent Cheng, giám đốc của JG Consulting, một công ty tư vấn quản lý cải thiện hiệu quả và chất lượng sản xuất ngành may mặc cho biết. "Các công ty nước ngoài đã phát minh ra quá trình giặt ozone, thay vì sử dụng hóa chất để tách màu khỏi vải, họ sử dụng ozone. Ngay từ khi bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, họ đã xây dựng các tính năng thân thiện với môi trường vào chính tòa nhà. Một số tòa nhà không sư dụng điều hòa không khí, họ trồng cây xung quanh để làm mát". 

Tập đoàn Royal Spirit (Đức) đã xây dựng công ty may mặc tại Việt Nam với tên gọi Deutsche BekleidungsWerke (DBW) - nổi tiếng với áo len. Nhà máy rộng 18.000 mét vuông được trang bị các tấm pin mặt trời. Những tấm pin này cung cấp tới 20% năng lượng cần thiết cho các hoạt động sản xuất trong mùa khô. Nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế LEED và Lotus . Ông Thomas Hebestreit - CEO của công ty cho biết ông hy vọng nhà máy sẽ được công nhận vì hoạt động thân thiện với môi trường và bền vững.

Thái Trang

The ASEAN Post

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên