MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam - Điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI

Việt Nam - Điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI

Việt Nam là nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong khu vực và là một trong số nước ASEAN vẫn duy trì được tăng trưởng dòng vốn FDI ổn định qua nhiều năm.

Vốn FDI tại Việt Nam tăng

Vốn đăng ký FDI tại Việt Nam năm 2021 đạt hơn 31 tỷ USD, tăng hơn 9% so với năm trước, theo số liệu trong Báo cáo thường niên FDI tại Việt Nam do Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lần đầu công bố.

Tính đến nay, Hoa Kỳ đang có gần 1.200 dự án FDI tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 10 tỷ USD, cao thứ 11 trong số 139 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam.

Riêng tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến hết tháng 4 vừa qua, vốn FDI rót vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam - Điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn FDI

Phản ánh của báo chí quốc tế tuần qua cho thấy Việt Nam ngày càng khẳng định là điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn FDI.

Việt Nam - Điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI - Ảnh 1.

Theo chuyên gia, một trong những điểm khiến Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến thu hút FDI chính là nhờ khả năng quản trị tốt của Chính phủ Việt Nam. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Nhân dân)

Trong đó, năng lượng tái tạo và dịch vụ số đang hứa hẹn là hai lĩnh vực mới, thu hút mạnh các nhà đầu tư, góp phần sớm hiên thực hóa các mục tiêu của Việt Nam về phát triển kinh tế xanh, vươn lên thành một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này.

Trang Investmentweek của Anh đăng tải những phân tích của ông Dominic Scriven - đồng sáng lập và chủ tịch điều hành của Dragon Capital.

Theo bài viết, 45% tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo là từ đầu tư tư nhân, trong khi 35% là từ các dự án FDI. Theo ông Dominic cho rằng, cần có thêm FDI để đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam, dự kiến sẽ tăng 9% mỗi năm kể từ năm 2025. Đặc biệt, vương quốc Anh xác định Việt Nam là một đối tác quan trọng trong hợp tác phát triển kinh tế xanh, sau khi nước này rời Liên minh châu Âu.

''Chúng tôi đang tìm cách hợp tác với Việt Nam theo cách có lợi cho cả người Anh và Việt Nam. Việc liên kết giữa Chính phủ và lĩnh vực thương mại của Vương quốc Anh và Việt Nam có thể đảm bảo xanh hóa nền kinh tế của cả hai nước", ông Graham Stuart, Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Vương quốc Anh tại Việt Nam, cho biết.

Còn về kỹ thuật số, ông Dominic có bài viết đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam công bố chiến lược kỹ thuật số đầu tiên năm 2021, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số thông qua những thay đổi về nhận thức, chiến lược doanh nghiệp và các khuyến khích hướng tới số hóa doanh nghiệp, hoạt động quản trị và sản xuất.

"Chiến lược đầu tiên của Chính phủ Việt Nam về kỹ thuật số gợi nhắc lại những kết quả mà Vương quốc Anh đã và đang phấn đấu, bao gồm cải thiện các dịch vụ công, tăng hiệu quả và cải thiện sự tham gia của công chúng vào các dịch vụ số", bà Heather Wheeler, Thư ký Nghị viện trong văn phòng nội các chuyên về các dịch vụ kỹ thuật số của Vương quốc Anh, cho hay.

Theo các chuyên gia, một trong những điểm khiến Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến thu hút FDI chính là nhờ khả năng quản trị tốt của Chính phủ Việt Nam.

"Sự quản trị tốt là rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Và việc Việt Nam thăng hạng 33 bậc trong bảng xếp hạng quản trị Chandler Index của Singapore là minh chứng rõ nhất. Có một số lĩnh vực cụ thể mà quá trình cải cách hành chính rất quan trọng. Việc hợp lý hóa quản lý hải quan với hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tôi vẫn nhớ những ngày chúng tôi phải mang một xe tải giấy tờ cho hải quan mỗi khi chúng tôi cần xuất khẩu từ Việt Nam, giờ thì đã đơn giản hơn rất nhiều", ông Thomas Bo Pedersen, Giám đốc điều hành, Công ty Mascot tại Việt Nam và Lào, đánh giá.


Theo Ban Thời sự

VTV.VN

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên