MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

10 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng là đại kỵ với người bị bệnh thận, càng ăn nhiều sức khỏe càng suy yếu

23-07-2020 - 17:16 PM | Sống

Quản lý chế độ ăn vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Bất kể là người đang bị bệnh thận trong quá trình điều trị, hay người đang ngăn ngừa bệnh thận tái phát, đều nên tránh mắc những loại thực phẩm dưới đây.

Thận là cơ quan thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Do đó, thực đơn ăn uống khoa học và loại bỏ những yếu tố gây hại đến thận sẽ giúp cho sức khỏe của bạn. Bài viết này đưa ra 10 loại thực phẩm bạn cần tránh để có thận khỏe.

Việc thiết lập chế độ ăn kiêng phụ thuộc vào tình trạng cũng như giai đoạn của người bị bệnh thận. Ví dụ, những người đang ở giai đoạn đầu của bệnh thận mãn tính sẽ có những hạn chế về chế độ ăn uống khác với những người mắc bệnh thận ở giai đoạn cuối hoặc suy thận.

Ở những người mắc bệnh thận mãn tính, thận không thể loại bỏ đầy đủ natri, kali hoặc phốt pho. Kết quả là, họ có nguy cơ tăng nồng độ trong máu của các khoáng chất này.

Một chế độ ăn uống thân thiện với thận, hoặc chế độ ăn thận, thường bao gồm việc giới hạn natri và kali đến 2.000 mg mỗi ngày và hạn chế phốt pho ở mức 800.000 1.000 mỗi ngày.

Dưới đây là 10 loại thực phẩm mà bạn nên tránh trong chế độ ăn.

Quả bơ

10 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng là đại kỵ với người bị bệnh thận, càng ăn nhiều sức khỏe càng suy yếu - Ảnh 1.

Bơ thường được biết đến vì chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng, bao gồm cả chất béo có lợi cho tim, chất xơ và chất chống oxy hóa. Bơ là một thực phẩm lành mạnh được các bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng nhưng những người mắc bệnh thận cần phải tránh chúng.

Lí do bơ là  chứa rất nhiều kali. Một cốc bơ xay chứa 727 mg kali, gấp đôi lượng kali so với một quả chuối. Do đó, người có vấn đề về thận nên tránh dùng bơ, đặc biệt nếu bạn được bác sĩ khuyên nên theo dõi mức kali nạp vào cơ thể.

Thức ăn đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp, chẳng hạn như súp, rau và đậu, thường được nhiều người lựa chọn vì rẻ và tiện lợi.

Tuy nhiên, hầu hết các loại thực phẩm đóng hộp đều chứa một lượng lớn natri, vì muối được thêm vào như một chất bảo quản để tăng thời hạn sử dụng. Bạn nên kiểm tra lượng natri có trong những thực phẩm này hoặc sử dụng những loại có ghi không chứa natri. Ngoài ra, xả và rửa thực phẩm đóng hộp trước khi dùng, chẳng hạn như đậu đóng hộp và cá ngừ, có thể làm giảm hàm lượng natri xuống 33% 80%, tùy thuộc vào mỗi sản phẩm.

Chuối

Chuối được biết đến chứa hàm lượng kali cao. Trong khi chuối có lượng natri thấp tự nhiên, 1 quả chuối cung cấp 422 mg kali. Trong các loai trái cây nhiệt đới, dứa chứa kali ít hơn đáng kể và có thể cũng là một lựa chọn phù hợp hơn đối với người mắc bệnh thận.

Sữa

Các sản phẩm sữa rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng, đồng thời cũng là một nguồn phốt pho, kali tự nhiên và một nguồn protein tốt.Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều sữa, kết hợp với các thực phẩm giàu phốt pho khác, có thể không tốt cho xương ở những người mắc bệnh thận.

Điều này nghe có vẻ đáng ngạc nhiên, vì sữa thường được khuyên dùng cho xương chắc và tốt cho cơ bắp.Tuy nhiên, khi thận bị tổn thương, tiêu thụ quá nhiều phốt pho có thể gây ra sự tích tụ phốt pho trong máu, rút canxi ra khỏi xương của bạn. Điều này có thể làm cho xương mỏng và yếu theo thời gian và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Các sản phẩm sữa cũng có nhiều protein. Một cốc (240 mL) sữa nguyên chất cung cấp khoảng 8 gram protein. Việc hạn chế dùng sữa để tránh tích tụ chất thải protein trong máu rất quan trọng. Các sản phẩm thay thế sữa  được khuyên dung là sữa gạo không béo và sữa hạnh nhân vì chúng có hàm lượng kali, phốt pho và protein thấp hơn nhiều so với sữa bò.

Quả cam/Nước ép cam

10 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng là đại kỵ với người bị bệnh thận, càng ăn nhiều sức khỏe càng suy yếu - Ảnh 2.

Cam cũng là một nguồn kali phong phú. Một quả cam lớn (184 gram) cung cấp 333 mg kali, cần phải tránh hoặc hạn chế trong chế độ ăn cho người bệnh thận. Nho, táo và quả nam việt quất, cũng như các loại nước ép có hàm lượng dinh dưỡng tương đương cam và có thể thay thế tốt cho cam và nước cam, vì chúng có hàm lượng kali thấp hơn.

Thịt chế biến sẵn

Thịt đã được chế biến từ lâu đã được liên kết với các bệnh mãn tính và thường được coi là không lành mạnh do hàm lượng chất bảo quản. Thịt chế biến thường chứa một lượng lớn muối, chủ yếu là để thêm hương vị và giữ được hương vị. Ngoài ra, thịt chế biến cũng chứa nhiều protein. Bởi vậy, thực phẩm này rất không tốt cho người bị bệnh thận.

Khoai tây và khoai lang

Khoai tây và khoai lang là những loại rau củ giàu kali. Chỉ cần một củ khoai tây nướng cỡ trung bình (156 g) chứa 610 mg kali, trong khi một củ khoai lang nướng cỡ trung bình (114 g) chứa 541 mg kali. Dù nấu chín, hàm lượng kali trong khoai tây, khoai lang vẫn còn đáng kể. Vì vậy tốt nhất nên kiểm soát việc tiêu thụ 2 loại thực phẩm này.

Cà chua

Cà chua là loại rau quả rất giàu kali. Một chén nước sốt cà chua có thể chứa tới 900 mg kali (35). BỞi vậy nó hoàn toàn không tốt với người bị bệnh thận. Một lựa chọn khác để thay thế cà chua trong các bữa ăn là ớt chuông đỏ.

Gạo lứt

10 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng là đại kỵ với người bị bệnh thận, càng ăn nhiều sức khỏe càng suy yếu - Ảnh 3.

Giống như bánh mì nguyên chất, gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng kali và phốt pho cao hơn so với gạo trắng. Một chén gạo lứt nấu chín chứa 150 mg phốt pho và 154 mg kali, trong khi 1 chén gạo trắng nấu chín chỉ chứa 69 mg phốt pho và 54 mg kali.

Người bị bệnh thận có thể chọn kiều mạch, lúa mạch lê và couscous để thay thế cho gạo lứt trong bữa ăn.

Dưa chua, ô liu và gia vị

Dưa chua, ô liu chế biến, và loại gia vị là các ví dụ về thực phẩm được muối, ngâm chua chứa rất nhiều natri và kali. Người bị bệnh thận nên hạn chế tối đa các món ăn này.a

Nếu bạn bị bệnh thận, việc giảm lượng kali, phốt pho và natri trong chế độ ăn rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Mức độ hạn chế trong chế độ ăn uống và khuyến nghị lượng chất dinh dưỡng sẽ thay đổi dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Khi bệnh thận phát triển, thận đang trong thời điểm bị tổn thương nghiêm trọng. Việc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, protein sẽ tạo ra gánh nặng trao đổi chất lên thận. Điều này còn có thể gây ra suy thận sớm. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh thận cần phải tuân theo lời khuyên của bác sĩ.

Theo Healthline

Thiên An

Trở lên trên