10 thói quen tiết kiệm "nhỏ mà có võ" giúp bạn tránh lâm vào cảnh cháy túi mỗi cuối tháng, ai cũng có thể áp dụng ngay
Nếu cảm thấy việc quản lý tài chính cá nhân là quá đỗi phức tạp và khó thực hiện, bạn có thể bắt đầu bằng cách thay đổi những thói quen nhỏ bên dưới đây để không phải đối mặt với tình trạng "cháy túi".
- 27-12-2021Hỏi: Cái gì lúc thì ngắn, lúc thì dài, lúc thì to, lúc thì nhỏ? Cô gái trả lời bằng 2 từ, EQ cao mà thông minh khiến ai cũng thán phục
- 27-12-2021Cuối năm, 4 con giáp đón đại hỷ, phát tài phát lộc, được sao may mắn chiếu rọi, ngày tháng trôi qua càng vượng
- 18-12-2021Tỷ phú Lý Gia Thành nói 1 câu mà hễ đến cuối năm, ai cũng tâm đắc: Người trả tiền đúng hạn mới có thể làm nghiệp lớn!
Lãnh lương bao nhiêu tiêu sạch bấy nhiêu, sao không thử áp dụng 10 mẹo tiết kiệm cực đơn giản giúp bảo vệ túi tiền?
Ở những năm tháng thanh xuân son trẻ, con người ta thường đau đáu với câu hỏi: Nên tiết kiệm để dự phòng cho những tháng ngày về sau hay chi tiêu tận hưởng cuộc sống?
Mỗi một cách sống, phương án lựa chọn đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên dù chọn tiết kiệm hay chi tiêu thì bài toán đầu tiên ai cũng cần phải học đó chính là khả năng quản lý tài chính cá nhân.
Dù đang không được nhiều người quan tâm cũng như chú trọng, nhưng việc quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng vô cùng cần thiết, mang lại không ít những lợi ích. Nếu không muốn phải đối mặt với tình trạng túi tiền luôn trống rỗng, làm thì nhiều mà tiết kiệm lại chẳng được mấy đồng, bạn có thể bắt đầu bằng cách thay đổi những thói quen nhỏ bên dưới đây để
1. Nấu ăn tại nhà
Trong rất nhiều bài viết kể về câu chuyện của những bạn trẻ có đủ điều kiện để mua nhà, mua xe từ sớm đều có yếu tố "tự nấu ăn ở nhà". Thật vậy, nấu ăn tại nhà giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá trong danh sách chi tiêu hàng tháng. Hơn nữa, việc nấu ăn tại nhà còn đảm bảo thực đơn dinh dưỡng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Cất tiền lẻ
Nhiều người thường không có thói quen cất giữ tiền lẻ bởi "coi thường" mệnh giá của chúng. Tuy nhiên, tích tiểu thành đại, năng nhặt chặt bị, những đồng lẻ bị bỏ quên nếu biết cách tích cóp sẽ mang đến một khoản tiết kiệm khá lớn.
3. Mang theo tiền có mệnh giá nhỏ
Mang theo tiền mệnh giá lớn sẽ khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu và thường xuyên rơi vào trạng thái vung tay quá trán. Hãy mang theo tiền có mệnh giá nhỏ để kiểm soát thu nhập của bản thân mình.
4. Tích cực tham gia hoạt động cộng đồng
Không phải là để kiếm thêm tiền, nhưng việc tham gia và các hoạt động cộng đồng là cách để chúng ta giảm thiểu khoản thời gian vào những hoạt động vui chơi giải trí khác. Thay vì đi xem phim, hãy đến các lễ hội, buổi ca nhạc ngoài trời, dạo công viên hoặc đến thư viện để đọc sách.
5. Tập thể thao miễn phí
Nếu không có đủ kinh phí để đầu tư cho việc luyện tập chuyên nghiệp hoặc đến các câu lạc bộ, hãy chạy bộ, đạp xe hoặc tập thể dục tại nhà dưới sự hướng dẫn của các bài tập trên Youtube.
6. Mua đồ giảm giá
Nhiều người nghĩ hàng sale là hàng kém chất lượng, tuy nhiên, nếu biết cách lựa chọn, chúng ta vẫn kiếm được những món hàng ưng ý với mức giá vừa tầm. Một gợi ý khác là hãy đi mua đồ đông/hè khi hết mùa, như vậy cũng dễ dàng kiếm được những món hời.
7. Từ bỏ thói quen không tích cực
Ăn uống vô độ, nhậu nhẹt thả ga, chè chén quà vặt là những thói quen có thể khiến chúng ta rơi vào tình trạng rỗng ví. Hãy thử thách bản thân trong vòng 30 ngày. Sau 30 ngày bạn sẽ nhận ra, thực sự việc từ bỏ những thói quen này là điều không quá khó.
8. Thay vì bỏ, hãy sửa chữa
Khi một món đồ bị hư hỏng, hãy cố gắng sửa chữa nó trước khi quyết định thay cái mới. Đương nhiên, chúng ta nên xem xét việc sửa chữa so với mua mới có lợi nhiều hay không.
9. Liệt kê những thứ cần thiết và mua theo danh sách
Khi mua sắm đừng "cưỡi ngựa xem hoa". Việc mua hàng theo danh sách giúp chúng ta đảm bảo về chi tiêu và không mất tiền cho những thứ không cần thiết.
10. Lên ngân sách
Hãy thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả bằng cách ghi lại những khoản chi – thu trong tháng. Sau một thời gian hãy đặt cho mình mức ngân sách phù hợp và cố đừng "vung tay quá trán".
Ngoài những thói quen nhỏ này, chúng ta còn cần có ý chí mạnh mẽ để tránh "cám dỗ", mua những món đồ không cần thiết. Ban đầu có thể rất khó nhưng nếu quyết tâm, dần dần chúng ta có thể thay đổi thói quen chi tiêu của mình.
Pháp luật & Bạn đọc