15 điều bạn ước mình biết sớm hơn ở tuổi 30: Hãy tập thói quen xem thời sự trước khi muốn thay đổi thế giới
Mọi thứ trong danh sách này đều đáng làm ở tuổi đôi mươi, mặc dù không hề bắt buộc nhưng không có lý do gì để chúng ta không thử.
- 14-01-2024Nữ diễn viên xinh đẹp nổi tiếng từ 15 tuổi: Một ngày, tôi nhận được 1000 lá thư khắp cả nước
- 14-01-2024Cô dâu hot MXH tiết lộ "bí mật" khi hưởng trăng mật ở khách sạn: Một điều tưởng lãng mạn hoá ra vừa dọn vừa... khóc!
- 14-01-2024Bài học đắt giá của cô gái lương 7 triệu nhưng phải chi hơn một nửa thu nhập cho việc chăm sóc thú cưng
Trước hết, không có điều kỳ diệu nào xảy ra khi bạn bước sang tuổi 30.
Nghe có vẻ bi quan nhưng nó đáng được đề cập. Từ ba mươi đeo bám hầu hết chúng ta như một dấu ấn trang trọng của tuổi trưởng thành, như thể bạn sẽ thức dậy vào ngày sinh nhật thứ 30 của mình với đôi mắt nheo nheo và một cái đầu đầy trí tuệ hiền triết.
Sự thật là, mọi thứ trong danh sách này đều đáng làm ở tuổi đôi mươi (hoặc tuổi thiếu niên, nếu bạn muốn) nhưng chúng ta nói về nó như thế này bởi vì mặc dù không có điều kỳ diệu nào xảy ra vào ngày sinh nhật thứ ba mươi của bạn, nhưng 30 năm là đủ thời gian để làm những việc giúp bạn thoát khỏi một số khó khăn trong cuộc sống và hình thành một số thói quen tốt.
Điều đó có nghĩa là, không bắt buộc bạn phải thành thạo tất cả những điều này trước tuổi 30. Nhưng một lần nữa, không có lý do gì để không thử.
1. Nếu bạn không tự tin vào chính mình thì cũng sẽ không có ai tin bạn
Sự tự tin có thể thay đổi cuộc đời bạn. Bạn sẽ rơi vào nhiều tình huống không biết phải nói hay làm gì, mặc dù bạn biết điều gì là đúng. Lúc này, những âm thanh trong đầu, các lời tự vấn khiến bạn mất tự tin, và khi bạn tự ti, những người xung quanh bạn cũng cảm thấy như vậy.
2. Thời gian quan trọng hơn tiền bạc
Có nhiều việc mà bất kỳ ai cũng có thể làm để kiếm nhiều tiền hơn, cho dù đó là cắt giảm chi tiêu, làm việc để được tăng lương hay bắt đầu một công việc tay trái.
Nhưng không ai biết chúng ta có bao nhiêu thời gian. Thời gian là nguồn tài nguyên có hạn và không thể tái tạo được. Hãy sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách khôn ngoan và dành nó cho những việc khiến bạn hạnh phúc.
3. Hãy tiết kiệm
Bạn không bao giờ biết khi nào bạn có thể cần thêm tiền cho trường hợp khẩn cấp. Hãy nhớ tiết kiệm 10% thu nhập của bạn và chỉ sử dụng nó khi thực sự cần thiết. Điều khôn ngoan là luôn có "kế hoạch dự phòng tài chính".
4. Hãy coi cơ thể bạn là tài sản quý giá nhất
Khi còn trẻ, chúng ta coi sức khỏe là điều hiển nhiên. Không may, những cơn đau nhức dần dần len lỏi vào cơ thể bạn, và việc bỏ bê sức khỏe ở tuổi đôi mươi chắc chắn sẽ gây ra hậu quả ở tuổi 30 và 40.
Do đó, hãy quan tâm đến những thứ mình ăn và biến thể dục thành thói quen hàng ngày. Bạn không cần phải tham gia một phòng gym đắt tiền hoặc thuê HLV cá nhân. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đạp xe đi làm, đi cầu thang bộ thay vì thang máy; tham gia một giải đấu thể thao cộng đồng với bạn bè. Việc tập thể dục trở thành một phần thường xuyên trong lịch trình của bạn sẽ giúp nó trở thành một phong cách sống chứ không phải là một công việc phải suy nghĩ lại hay một công việc vặt khác mà bạn phải dành thời gian thực hiện.
5. Hãy hài lòng với cuộc sống hiện tại (Trong khi vẫn cố gắng thực hiện ước mơ)
Không bao giờ là quá muộn để cố gắng viết cuốn tiểu thuyết đó, bắt đầu công việc kinh doanh đó, đi du lịch khắp thế giới hoặc khởi động chiến dịch hoạt động xã hội mà bạn luôn mơ ước... Nhưng ngay cả khi mục tiêu cuộc sống của bạn chưa đạt được vào thời điểm bạn bước sang tuổi 30, điều đó không có nghĩa là bạn tỏ ra bất mãn với cuộc sống hiện tại. Tìm kiếm sự cân bằng giữa tham vọng và sự hài lòng không phải là điều dễ dàng, nhưng đó là một phần của việc sống với những ước mơ lớn.
6. Hãy tổ chức và lên kế hoạch trước
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải quyết được mọi việc, nhưng ít nhất chúng ta có thể sắp xếp công việc của mình theo trật tự. Kỷ luật tự giác và tổ chức có thể giúp bạn tiến xa trong cuộc sống. Lập kế hoạch trước sẽ giúp bạn có một khởi đầu tốt, nhưng hãy cẩn thận đừng đắm mình vào quá nhiều kế hoạch.
7. Không có thời điểm hoàn hảo để thành công
Tuổi đôi mươi của một người có thể đầy căng thẳng, áp lực. Chúng có thể đến từ khát vọng có công việc ổn định, mua nhà, kết hôn, sinh con. Nhưng cuộc sống của mỗi người khác nhau, vì vậy đừng nhượng bộ trước áp lực.
8. Biết bạn giỏi ở lĩnh vực nào và nhận ra những hạn chế của mình
Đến bây giờ, bạn nên biết những điều mình giỏi và không giỏi. Luôn luôn tốt hơn nếu tập trung vào làm điều bạn giỏi và cải thiện nó hơn là mày mò làm việc gì đó mà bạn không chắc chắn.
9. Đặt các mục tiêu và hành động vì nó
Đã bao nhiêu lần bạn thấy mình hờn dỗi vì việc không như ý và chờ đợi điều gì đó tốt đẹp sẽ xảy ra? Nhưng nếu bạn đứng yên than thở và không hành động, mọi chuyện tốt đẹp sẽ hiếm khi xảy ra với bạn.
Bạn có muốn có ngoại hình đẹp hơn? Hãy chăm sóc bản thân. Bạn ghét công việc của mình và muốn một công việc tốt hơn? Hãy tìm một công việc mới và nghỉ việc. Không có sự thay thế nào khác cho việc hành động. Đôi khi trở ngại lớn nhất của bạn là chính bạn.
10. Đôi khi không ổn cũng không sao, hãy học cách buông bỏ
Đừng giả vờ rằng bạn ổn khi bạn cảm thấy không phải như vậy. Sự thật là khi bạn giả vờ, bạn sẽ cảm thấy tồi tệ hơn. Nếu bạn tức giận hoặc thất vọng, không ai có thể nói với bạn rằng bạn không nên cảm thấy như vậy. Hãy cảm nhận, chấp nhận nó và làm những gì bạn nên thực hiện để cảm thấy tốt hơn.
Bên cạnh đó, đừng để những gánh nặng từ những cuộc chia tay tồi tệ, những cuộc tranh cãi với bạn bè cũ hay những lời nhận xét gây tổn thương trong quá khứ ám ảnh bạn trong suốt cuộc đời trưởng thành của mình. Ngay cả khi không thể hòa giải được thì vẫn luôn có sự tha thứ.
11. Yêu cầu giúp đỡ khi bạn cần
Không có gì xấu hổ khi yêu cầu giúp đỡ. Tất cả chúng ta đều có những người yêu thương mình, vì vậy, khi bạn gặp khó khăn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Sau khi thử, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng mọi người luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn và không ai nghĩ xấu về bạn.
12. Hãy xem tin tức
Trước khi bạn có thể thay đổi thế giới, bạn phải biết về những vấn đề đang xảy ra xung quanh mình. Hãy học cách đọc tin tức từ các bài báo, nghe radio hoặc xem thời sự buổi tối...có thể đây sẽ là cửa ngõ để bạn biết cách tạo ra sự khác biệt và tạo ra sự thay đổi thực sự.
13. Đừng quá tự phụ khi giải quyết mâu thuẫn
Tất cả chúng ta đều có những tranh cãi với bạn bè hoặc người yêu. Khi tranh luận, bạn không nhớ tại sao mình lại tranh luận, nhưng bạn biết mình muốn thắng cuộc tranh luận. Bản ngã có thể mang tính hủy diệt. Khi xảy ra xung đột với người khác, hãy đảm bảo rằng bạn suy nghĩ rõ ràng và không để cái tôi của mình cản trở một tình huống đôi bên cùng có lợi.
14. Phân biệt sự khác biệt giữa sở thích và nghề nghiệp
Điều quan trọng là phải phân biệt đâu là sở thích mà bạn có thể hoặc nên làm và đâu là công việc thực sự có thể mang lại cho bạn thu nhập đáng kể.
15. Trở thành bạn bè với những người lớn tuổi
Đối với hầu hết mọi người, cho đến những năm cuối tuổi đôi mươi, hầu hết các mối quan hệ với những người lớn tuổi hơn bạn đều dựa trên một số loại cơ cấu quyền lực hoặc là người thân như cha mẹ, ông bà, giáo viên, sếp... Nhưng đến khi bạn 30 tuổi, việc thực sự kết bạn với những người mà bạn ngưỡng mộ không chỉ tạo thêm động lực mới cho công việc cố vấn mà còn mở rộng các mối quan hệ xã hội của bạn.
Theo 36 Kr, Relevantmagazine
doisongphapluat.nguoiduatin.vn