15/11 Nhựa Tân Hóa VKP giao dịch trở lại trên sàn UpCom với giá tham chiếu 900 đồng/cp
VKP lỗ 4 năm liên tiếp, lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2012 là âm 232 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 81,6 tỷ đồng.
- 09-08-2011Vụ trốn thuế tại CTCP nhựa Tân Hóa: “Chiêu độc” làm kinh tế của bà tổng giám đốc
- 31-07-2011Nguyên Tổng Giám đốc và KTT Nhựa Tân Hóa bị truy tố vì tội trốn thuế
- 06-06-2008Nhựa Tân Hóa sẽ chào sàn HoSE với giá 55.000 đồng/CP
- 01-08-2012Sau hủy niêm yết, VKP “mất tích”
- 24-05-2012VKP: Hủy niêm yết từ 25/6
- 07-02-2012VKP: Đối mặt án hủy niêm yết của HoSE
- 19-01-2012VKP: Năm 2011 lỗ 52,37 tỷ đồng - năm thứ 3 liên tiếp lỗ
- 05-12-2011“Hiện tượng” VKP: Tăng 100% sau 7 phiên
Ngày giao dịch đầu tiên là Thứ Sáu, ngày 15/11/2013. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên: 900 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu VKP bị hủy niêm yết trên sàn HoSE từ ngày 25/6/2012 do đã có lợi nhuận sau thuế là số âm trong 03 năm liên tiếp căn cứ theo báo cáo tài chính kiểm toán: năm 2009 là -50,26 tỷ đồng, năm 2010 là -35,73 tỷ đồng và năm 2011 là - 58,59 tỷ đồng, thuộc diện hủy niêm yết theo quy định tại khoản 21 điều 1 Nghị định 84/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010.
Tại báo cáo kiểm toán năm 2012 của VKP, kiểm toán viên cũng lưu ý nhà đầu tư tình hình tài chính của công ty tại ngày 31/12/2012 và KQKD trong năm 2012 đang rất khó khăn, cụ thể KQKD năm 2012 của VKP lỗ 88,3 tỷ đồng (lỗ 4 năm liên tiếp), lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2012 là âm 232 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 81,6 tỷ đồng. Khả năng thanh toán nhanh và hiện hành là rất thấp. Nội dung này gây ra sự nghi ngờ rất đáng kể về tính phù hợp của việc giả định về hoạt động liên tục của công ty.
Tiền của VKP tại thời điểm cuối năm 2012 chỉ còn 67 triệu đồng, tài sản ngắn hạn 25 tỷ đồng trong khi nợ phải trả lên tới 233 tỷ đồng.
Hoàng Ly