2 giờ sáng, lớp đại học báo tin một người bạn qua đời: Tất cả chỉ vì thói quen tai hại hàng triệu người mắc phải
Sức khỏe là tiền vốn, có vốn mới có thể kinh doanh sinh lời. Đừng để bản thân chết đi vì thiếu hiểu biết, cái giá phải trả như vậy thực sự quá lớn!
- 03-02-2020Định luật người giàu: Bạn nhất định phải "giả vờ" mình có rất nhiều tiền!
- 03-02-2020Ngày tiêu không quá 40 nghìn đồng, cô gái người Nhật về hưu sớm khi tuổi mới 33 và trong tay có hẳn 3 căn nhà giá trị hơn chục tỷ
- 28-01-2020Thu nhập cao đến mấy mà vẫn mắc 5 sai lầm này thì khó có thể làm giàu bền vững: Thay đổi ngay để sớm nắm trong tay khối tài sản “kếch xù”
- 01 -
Trong suốt một năm trước, Hiếu đều tập trung hết sức cho công việc. Chính vì thế, tranh thủ cái Tết vừa qua, anh ấy mới về thăm người nhà và bạn bè cũ.
Hội họp với những người bạn, thứ không thiếu nhất đó là rượu. Hiếu uống rất nhiều, nên chẳng mấy chốc đã say bất tỉnh.
Đến tận nửa đêm, Hiếu vẫn chưa tỉnh rượu, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn khiến anh cảm thấy rất khó chịu.
Vì vậy, anh ấy đã tự gây nôn bằng cách đưa một ngón tay vào cổ họng.
Nhưng sau đó, Hiếu thấy bụng đau dữ dội, người tím tái, hơi thở cũng dần yếu.
Anh ấy đã mất ở bệnh viện.
Kết quả cuối cùng cho biết: Vì có thói quen kích thích cổ họng để dễ nôn ra, nên lâu dài dẫn đến viêm tụy cấp tính. Thêm chứng nghiện rượu, khiến Hiếu dễ dàng mất mạng.
Ói sau khi uống rượu có thể làm bạn tỉnh táo ở mức độ nào đó, nhưng ẩn chứa những rủi ro như:
Một khi người uống bất tỉnh, chất nôn sẽ bị hút vào khí quản, gây ngạt thở.
Tổn thương thực quản nặng nề, gậy loét thực quản và dẫn đến xuất huyết.
Trước Tết, người vẫn còn đang phấn đấu hết mình vì cuộc sống. Vậy mà sau Tết, người đã mất rồi.
2 giờ sáng, khi nhận được tin nhắn thông báo tin tức Hiếu mất từ bạn bè trên Facebook, tôi thực sự bàng hoàng.
Đời người thật vô thường, nhưng đừng để những thói quen xấu mà bạn luôn tưởng chừng là bình thường khiến bạn mất đi sức khỏe hay tính mạng. Điều đó thật không đáng!
- 02 -
Trong hai năm nay, uống rượu đã trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng thứ bảy trên toàn thế giới.
Thế nhưng tại sao "văn hóa mời rượu" trên bàn ăn vẫn chưa được hủy bỏ?
Khi tôi học đại học, có lần, tôi làm phục vụ tiệc ngoài cho nhà hàng, nghĩa là làm việc cho nhà hàng, nhưng không làm trong nhà hàng, mà đến nơi khách hàng yêu cầu.
Toàn thể phục vụ bàn chúng tôi đều là sinh viên cùng trường với nhau, nên rất nhanh chóng quen biết.
Cuối tiệc, sau khi dọn dẹp, chủ nhà đãi chúng tôi một bàn ăn. Nhưng ông ấy lại ép mỗi người chúng tôi phải uống rượu, ngay cả con gái cũng vậy. Mấy bạn nam thấy không ổn mới uống dùm cho cả mấy bạn nữ.
Đi làm rồi, đặc biệt là những ai làm bên dịch vụ, chăm sóc khách hàng như bất động sản... thì thường lấy được hợp đồng qua bàn nhậu.
Tôi có quen một chị làm bên ngành này, chị ấy bảo đa phần hợp đồng chị ấy kiếm được đều do đàm phán từ trên bàn rượu, chứ người ta rất ít khi nói chuyện trực tiếp ở công ty với nhau.
Rồi có vài người còn quan niệm rằng: "Đàn ông mà không uống rượu thì không xứng là đàn ông."
Những lý do này khiến người ta từ không uống thành uống một ngụm, một ly, một chai... Không chỉ tốn tiền mà còn hại thân.
Trước khi nhà nước ban hành luật cấm lái xe sau khi uống rượu, tôi đã bị tai nạn xe. Mà người đụng trúng chính là một người say xỉn, tông từ phía sau lên, sau khi tôi té ngã, hắn ta liền chuồn mất.
Rượu là một chất gây ung thư hạng nhất.
Trên toàn thế giới, 5,5% ung thư và 5,8% tử vong là do rượu dẫn đến.
Nói đơn giản: Cứ 18 người bị ung thư, thì sẽ có 1 người bị ung thư do uống rượu.
Trong mắt nhiều người, có thể nó không nguy hiểm như vậy. Nhưng bản chất sau lưng thì khó nói. Đừng để bản thân chết đi vì thiếu hiểu biết, cái giá phải trả như vậy thực sự quá lớn!
- 03 -
Uống rượu thế này, sẽ chết đấy!
Uống rượu sau khi uống thuốc kháng sinh cephalosporin tương đương với tự tử.
Nhiều bệnh viện đã xác nhận:
Thuốc và rượu tương tác với nhau, gây đau đầu, buồn nôn, suy tim nặng và nhồi máu cơ tim cấp tính, có thể trực tiếp dẫn đến tử vong.
Ngoài nhóm kháng sinh cephalosporin, chúng ta cũng nên cảnh giác với những loại thuốc khác. Không được uống rượu sau khi uống thuốc.
Thuốc cảm + rượu = suy gan.
Thuốc hạ huyết áp + rượu = sốc hạ huyết áp.
Thuốc ngủ + rượu = tử thần.
...
Đọc những điều trên, đừng vội lướt qua. Hãy lấy nó mà cố gắng hạn chế uống rượu bia nhiều nhất có thể. Đừng để chính mình trở thành 1 trong hơn 3 triệu người chết mỗi năm vì uống rượu.
- 04 -
Uống rượu chừng mực
Hầu như trong chúng ta có rất nhiều người có thói quen xấu này:
"Có chuyện buồn liền đi uống rượu. Buồn càng nhiều, uống càng nhiều."
Hay nhiều phụ nữ cho rằng uống rượu vang đỏ tốt cho sức khỏe, cải tạo da, khiến da đẹp hơn.
Tuy nhiên, từ góc độ y học cho thấy, tốt nhất là đừng nên chạm đến rượu. Nếu trong tình huống bắt buộc, thì uống có chừng mực, đừng để bản thân trở thành kẻ nghiện rượu hoặc bị mắc bệnh vì uống rượu.
Rượu giết người bụng đói
Có người nói rằng: "Không nên uống sữa đậu nành khi bụng đói, vì có hại cho dạ dày. Không nên ăn chuối khi bụng đói, vì có hại cho tim, cũng không nên ăn sữa chua khi bụng đói..."
Nhưng một báo cáo khoa học từ tiến sĩ Lilac cho thấy: các thực phẩm trên có thể uống khi bụng đói mà không xảy ra vấn đề gì.
Rượu mới là kẻ giết người bụng đói.
Rượu là một trong số rất ít chất mà dạ dày có thể hấp thụ trực tiếp.
Uống khi bụng đói không chỉ dễ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra một loạt các tổn thương như viêm dạ dày và loét dạ dày, mà còn dễ say.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, uống khi bụng đói thậm chí còn nguy hiểm hơn, dễ bị hạ đường huyết, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như hôn mê.
Thế nên, những ai có thói quen uống một ly rượu nhỏ trước khi ăn cơm thì hãy mau thay đổi.
Sức khỏe là tiền vốn, có vốn mới có thể kinh doanh sinh lời.
Năm mới đến, mong mọi người hãy cố gắng bảo vệ sức khỏe hơn. Từ bỏ những thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc lá, siêng tập thể dục, ăn uống điều độ.
Trí thức trẻ