2 loại hạt không ngọt vẫn khiến đường huyết tăng vọt nếu ăn nhiều: Cẩn thận kẻo “rước” thêm biến chứng vào người
Người có đường huyết cao nên cẩn thận khi ăn 2 loại hạt này.
- 05-01-2024Cụ bà sống thọ 127 tuổi nhờ 3 thói quen đơn giản, không phải tập thể dục
- 03-01-20241 loại quả ngọt như đường nhưng hạ đường huyết cực tốt, còn là “khắc tinh” của sỏi thận: Rất sẵn ở chợ Việt
- 03-01-20241 loại cây quý có vị đắng ngọt nhưng là "thuốc" dưỡng gan, bổ thận, hạ đường huyết hiệu quả: Rất sẵn ở chợ Việt
Các loại hạt không chỉ giàu protein, chất xơ mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải loại hạt nào cũng tốt cho những người có đường huyết cao. Dưới đây là 2 ví dụ:
1. Hạt dưa
Hạt dưa là một loại thực phẩm rất thơm ngon và rất hữu ích cho cơ thể khi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protid, glucid, lipid, vitamin B1, B2, E, PP và hàng loạt khoáng chất thiết yếu khác như canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen… Tuy nhiên, đối với những người có đường huyết cao cần phải thận trọng khi tiêu thụ loại hạt này.
Theo đó, hạt dưa khi vào cơ thể con người sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều năng lượng do dầu và calo trong loại hạt này rất cao. Lúc này, chất béo sẽ chuyển hóa thành một ít đường và nhiệt, ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin trong cơ thể và dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu ăn quá nhiều một lúc cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho mạch máu.
Đối với người bình thường, ngay cả khi ăn nhiều hạt dưa trong cuộc sống hằng ngày, lượng đường trong máu sẽ tạm thời tăng lên. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ loại hạt này để giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Trong trường hợp muốn ăn hạt dưa, bệnh nhân nên chọn loại hạt dưa chưa qua chế biến muối, đường và đặc biệt phải lưu ý kiểm soát mức tiêu thụ, theo dõi lượng carbohydrate để ngăn ngừa rủi ro.
2. Hạt lạc
Đậu phộng hay lạc là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Đặc biệt, loại thực phẩm béo bùi này còn là “vũ khí bí mật” cho bữa ăn thân thiện với người tiểu đường vì có chỉ số đường huyết khá thấp. Dẫu vậy, người bị tiểu đường nếu không muốn lượng đường trong máu tăng cao thì nhất định phải chú ý đến việc ăn lạc trong cuộc sống.
Nguyên nhân là vì lạc là một loại thực phẩm giàu chất béo, tuy có tác dụng dưỡng khí, dưỡng huyết cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều một lúc cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho mạch máu, dẫn đến tăng lipid máu, tăng đường huyết. Do đó, người bệnh tiểu đường không nên chủ quan mà ăn quá nhiều loại hạt này cùng lúc.
2 loại hạt là “thuốc hạ đường huyết” nên biết
Bệnh nhân tiểu đường là đối tượng cần chú ý trong khẩu phần ăn hằng ngày rất lớn, kể cả ngũ cốc hay các loại hạt. Dưới đây là 2 loại hạt tốt cho người tiểu đường, bạn có thể tham khảo:
1. Hạt thông
Hạt thông là loại hạt ăn được của quả thông, rất tốt cho cơ thể. Loại hạt này mang lại nhiều công dụng, trong đó có hạ đường huyết. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn loại hạt này có thể cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm lượng đường huyết lúc đói nhờ làm giảm tổn thương oxy hóa cho gan. Do đó, hạt thông có thể được sử dụng như một thực phẩm điều trị tiềm năng trong ngăn ngừa và quản lý tăng đường huyết.
Không chỉ thế, loại hạt này còn có tác dụng chống ung thư hiệu quả nhờ các chất polyphenol có thể giúp ngăn chặn sự phân chia tế bào, là nguyên nhân chính gây ung thư.
2. Hạt bí ngô
Chia sẻ trên Express.co, Tiến sĩ Deborah Lee từng làm việc nhiều năm tại Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết hạt bí ngô là một loại thực phẩm rất tốt cho đường huyết. Nguyên nhân là vì chỉ 1 khẩu phần 28gr hạt bí cung cấp 40% lượng magie khuyến nghị hàng ngày. Chất này sẽ giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm tình trạng kháng insulin. Bên cạnh đó, chất kẽm trong hạt bí ngô cũng có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa đường huyết và cần cho quá trình tổng hợp insulin. Kẽm liên kết với các vị trí thụ thể insulin và kích hoạt các con đường insulin.
Ngoài ra, hạt bí ngô cũng chứa rất nhiều chất xơ và axit linoleic giúp kiểm soát và có thể hạ đường huyết hiệu quả. Đây là một dưỡng chất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
(Tổng hợp)
Trí Thức Trẻ