MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2021 rồi, nỗ lực mù quáng chính là đòn chí mạng: Đừng chỉ biết làm con trâu cúi đầu kéo xe, có bận rộn tới đâu cũng phải ngẩng đầu lên nhìn đường

28-01-2021 - 08:54 AM | Sống

2021 rồi, nỗ lực mù quáng chính là đòn chí mạng: Đừng chỉ biết làm con trâu cúi đầu kéo xe, có bận rộn tới đâu cũng phải ngẩng đầu lên nhìn đường

Ta từ chối những cuộc vui, lao đầu vào học hỏi như một khổ hành tăng, nhưng tới sau cùng, thành tích vẫn không nâng cao, ngược lại còn ngày càng đi xuống. Rốt cuộc là vì sao? Đó là bởi tư thế nỗ lực của chúng ta không đúng, phương hướng dụng tâm của chúng ta chưa đúng. 2021, hãy bỏ ngay 3 kiểu nỗ lực mù quáng này.

Từ nhỏ tới lớn, chúng ta đều cho rằng chỉ cần nỗ lực là sẽ được báo đáp, là sẽ có thu hoạch, nhưng dần dà, chúng ta sẽ phát hiện ra một chân tướng rằng:

Nhiều khi, rõ ràng là đã rất nỗ lực, nhưng vẫn không thu được kết quả lý tưởng.

Chúng ta tần tảo đêm ngày, cảm giác bận rộn vô cùng, nhưng sau khi kết thúc một ngày lại phát hiện ra, chẳng có chuyện nào mình làm tốt cả.

Ta từ chối những cuộc vui, lao đầu vào học hỏi như một khổ hành tăng, nhưng tới sau cùng, thành tích vẫn không nâng cao, ngược lại còn ngày càng đi xuống.

Rốt cuộc là vì sao?

Là chúng ta chưa đủ nỗ lực, hay là chúng ta vẫn chưa đủ dụng tâm?

Đều không phải.

Đó là bởi tư thế nỗ lực của chúng ta không đúng, phương hướng dụng tâm của chúng ta chưa đúng.

2021, hãy bỏ ngay 3 kiểu nỗ lực mù quáng này.

01

Nỗ lực "nông cạn"

Trên mạng có một bài viết được chia sẻ khá rộng rãi như này: có một nhân viên, thuộc vào hàng "nguyên lão" của công ty, mỗi ngày đều đúng giờ đi làm, không bao giờ muộn, hôm nào mà chưa xong việc, anh ấy sẽ tăng ca làm cho xong thì thôi.

Mặc dù trong nhiều năm liền, giải "nhân viên chuyên cần" lúc nào cũng về tay anh ấy, nhưng thăng chức tăng lương thì lại chưa từng xảy ra.

Có một lần, anh ấy cuối cùng không chịu được nữa bèn tìm sếp hỏi: "Tôi có 25 năm kinh nghiệm, nhưng vì sao lương vẫn chỉ được ngần ấy?"

Ông chủ đáp: "Anh không phải là người có 25 năm kinh nghiệm, anh chỉ là một người dùng đi dùng lại một kinh nghiệm suốt 25 năm."

Anh ấy làm việc chăm chỉ, nhưng lại chỉ giới hạn trong phạm vi công việc của mình, với những kĩ năng hay nghiệp vụ mới, anh ấy hoàn toàn thờ ơ, không hứng thú, cũng chưa từng nghiên cứu sâu, thường xuyên tăng ca, nhưng hiệu suất công việc lại không có bước tiến gì quá lớn lao.

Một tác gia từng nói:

"Mọi sự học hỏi mà không có kế hoạch đều chỉ là làm màu, mọi nỗ lực không cho ra thành quả, cũng chỉ là tỏ ra cố gắng mà thôi."

Đài Loan có một loại trà tên là trà Đông Đỉnh vô cùng nổi tiếng.

Nghe nói, trà Đông Đỉnh ở nơi nào đó ở Đài Loan là ngon nhất.

Trước đây, người dân trồng chè khi bón phân cho cây chè, đều sẽ phải đào sâu hai ba mét để chôn phân, rất mất thời gian và công sức.

Sau đó, phân hóa học trở nên phổ biến ở Đài Loan, không giống như phân nông trại, phân hóa học có thể được pha loãng trực tiếp với nước, vì vậy nông dân trồng chè chỉ cần đổ phân hóa học đã pha loãng trực tiếp gần gốc cây, giúp tiết kiệm nhiều công sức.

Ban đầu không có gì thay đổi, sau hơn chục năm thì chất lượng chè bắt đầu giảm sút. Tệ hơn nữa, một năm nọ, trong vùng có một đợt hạn hán nghiêm trọng, nhiều cây chè bị chết vì hạn.

Chỉ có những cây chè do những người nông dân trồng chè bảo thủ trồng theo cách cũ mới sống sót và phát triển.

Trong cùng một đợt hạn hán, tại sao lại có kết quả khác nhau như vậy?

Thực tế ở nơi đó dưới 3m có mạch nước ngầm, do người dân trồng chè đã bón phân trên mặt đất nên rễ cây chè không cần phát triển xuống phía dưới.

Trong khi phương pháp bón phân truyền thống buộc cây chè phải bén rễ ở tầng sâu và về cơ bản có thể phát triển đến những nơi có nước.

Sự cố gắng bề ngoài, lúc đầu không có gì khác biệt, nhưng nó không thể chịu đựng được thử thách của thời gian.

Một vài nỗ lực nông cạn sẽ trì hoãn sự phát triển thực sự.

 2021 rồi, nỗ lực mù quáng chính là đòn chí mạng: Đừng chỉ biết làm con trâu cúi đầu kéo xe, có bận rộn tới đâu cũng phải ngẩng đầu lên nhìn đường  - Ảnh 1.

02

Nỗ lực kiểu phân tán

Zhan Qingyun, quán quân của chương trình truyền hình thực tế nước ngoài có tên "U can U bibi" luôn được mọi người xung quanh ưu ái gọi với các cái tên như "Nữ học bá Harbavard", "Thánh tri thức" hay "mộng anh hùng thế giới bình phàm" …

Kho kiến ​​thức siêu phàm và quan điểm đầu ra chuyên sâu của cô khiến mọi người luôn phải tự hỏi: "Cô ấy đã làm điều đó như thế nào?"

Cá nhân cô chia sẻ rằng mình không hề làm gì, chỉ chuyên tâm chuẩn bị cho các kì thi, trong vòng 1 tháng, cô chỉ tập trung cho việc ôn thi và thi đậu vào Học viện Pháp luật, theo cô thì "thay vì đánh đường dài, chi bằng tập trung gia tăng lượng thuốc pháo".

Cô nói người khác dùng 1,2 năm để chuẩn bị, vừa muốn nỗ lực làm việc, vừa muốn nỗ lực học tập, phân tán sức lực trên nhiều việc, tất nhiên sẽ không cho ra được hiệu quả tốt như việc "toàn tâm toàn ý chỉ chuyên tâm cho một việc" như cô.

Một đạo lý không thể phổ thông hơn, nhưng thực tế chúng ta lại rất ít người làm được.

Thức đêm, tăng ca, bận rộn… kết quả lại không được như ý muốn, rất nhiều khi, nỗ lực của chúng ta là hoàn toàn vô hiệu.

Dùng thời gian 1 ngày đi làm cho tốt 1 chuyện, hay dùng 1 ngày đi làm nhiều chuyện, cái nào cho ra kết quả tốt hơn, đáp án quá rõ ràng.

Muốn trong một thời gian ngắn thu được kết quả tốt, có một nguyên tắc đó là, chú tâm cho một việc, chứ không phải phân tán sức lực vào nhiều chuyện khác nhau.

Tô Thức, một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc từng nói rằng, sách hay giống như biển cả vậy, nội dung vô cùng rộng lớn và phong phú, vì vậy, muốn đọc sách mà có hiệu quả, mỗi lần hãy chọn ra một mục tiêu rồi chọn sách để đọc, khám phá và nghiên cứu một khía cạnh của vấn đề, thay vì nhiều khía cạnh liên quan đến các mục tiêu hoặc vấn đề khác cùng một lúc. Cũng có nghĩa là, mỗi một cuốn sách hay cần phải được đọc và nghiền ngẫm nhiều lần, lâu dần, ắt cho ra được thu hoạch.

Tô Thức cho rằng, con người ta khi muốn đọc sách, thường sẽ cảm thấy đâu đâu cũng là tri thức, giống như kiểu "8 phía đều là kẻ địch" vậy.

Phương pháp tốt nhất chính là, mỗi một lần chỉ chọn ra một quyển sách gần với mục tiêu đọc của mình nhất, có vậy mới hấp thu được hoàn chỉnh tinh hoa của cuốn sách ấy.

Vì vậy, nỗ lực nên tập trung lấy một điểm nhất định làm cốt lõi để cày sâu hơn, chứ không phải là tốn sức cho nhiều điểm phân tán.

 2021 rồi, nỗ lực mù quáng chính là đòn chí mạng: Đừng chỉ biết làm con trâu cúi đầu kéo xe, có bận rộn tới đâu cũng phải ngẩng đầu lên nhìn đường  - Ảnh 2.

03

Nỗ lực chệch hướng

Bất kể là khi nào, nỗ lực phấn đấu là điều không thể thiếu, nhưng phương hướng cũng vô cùng quan trọng.

Dương Chấn Ninh, hay Chen-Ning Yang, là một nhà vật lý người Mỹ sinh ở Trung Quốc nghiên cứu về lĩnh vực cơ học thống kê và vật lý hạt. Ông cùng với Lý Chính Đạo đã nhận Giải Nobel Vật lý năm 1957 cho công trình của họ đặc tính không bảo toàn tính chẵn lẻ trong tương tác yếu.

Ngày còn trẻ, Dương Chấn Ninh vốn đã mong muốn trở thành một nhà vật lý thực nghiệm.

Nhưng con đường vật lý thực nghiệm của ông lại không hề thuận lợi, khi ấy thậm chí còn lan truyền những lời chê cười kiểu như: "Nơi nào có tiếng nổ, nơi đó có Dương Chấn Ninh."

Chính bản thân ông cũng phải thừa nhận rằng khả năng "động thủ" của mình kém hơn người khác.

Thầy hướng dẫn của ông lúc này gợi ý ông đổi phương hướng, chuyển sang nghiên cứu vật lý lý thuyết xem sao.

Từ bỏ điều mà mình luôn mong muốn quả thực là một việc không dễ dàng, Dương Chấn Ninh sau nhiều lần suy nghĩ đã tiếp nhận gợi ý của thầy, cuối cùng ông đạt được thành tựu lớn trong lĩnh vực vật lý lý luận, và đoạt cả giải Nobel vật lý.

Những người thành công sở dĩ thành công đó là bởi họ tìm ra được cho mình phương hướng chính xác, điều này giúp họ giảm bớt đi những bận rộn vô ích, tăng thêm những hành động hiệu quả.

Trên mạng xuất hiện thông tin có một con cá voi dài 10m chết trên đồng cỏ ngoài khơi ở khu đông Yorkshire, nước Anh, điều khó hiểu là vị trí của nó cách bờ biển gần nhất 800 m.

Các chuyên gia suy đoán rằng sau khi con cá voi mắc cạn trên bãi biển, nó đã lăn lộn để tìm hướng quay trở lại biển nhưng nó đã nhầm hướng và không may lăn càng lúc càng xa ...

Bất kể là làm gì, nếu sai phương hướng, nỗ lực có nhiều tới đâu cũng là phí công vô ích, và bạn sẽ chỉ cách thành công ngày một xa hơn.

Bill Gates là một người rất coi trọng tầm quan trọng của phương hướng.

Sau khi lập ra Microsoft không lâu, ông tiến hành hai cuộc "bế quan tỏa cảng" trong năm, mỗi lần kéo dài một tuần, ông "nhốt" mình trong một biệt thự ở Tây Bắc Thái Bình Dương, từ chối gặp gỡ bất kỳ ai.

Trong khoảng thời gian này, ông sẽ luôn giữ mình ở trạng thái "khép kín", suy ngẫm về sự phát triển của công ty và tìm ra hướng đi phù hợp.

Chính vì điều này, Microsoft đã từng bước trở thành công ty dẫn đầu ngành CNTT và là nhà cung cấp phần mềm máy tính lớn nhất thế giới.

Có một câu nói rất hay rằng:

"Bất kể là khi nào, phấn đấu và nỗ lực tất nhiên là điều không thể thiếu, nhưng phương hướng lại càng quan trọng hơn. Tuyệt đối đừng chỉ biết làm con trâu cúi đầu kéo xe, có bận rộn tới đâu cũng phải ngẩng đầu lên mà nhìn đường."

Phương hướng đúng đắn giúp giảm bớt đường vòng, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều vốn hơn để tiến tới thành công.

Cho dù mối quan hệ giữa nỗ lực và kết quả có phức tạp đến đâu, chúng chắc chắn có liên quan với nhau.

Bạn càng nỗ lực, thu hoạch của bạn càng phong phú.

Nhưng điều kiện cần là bạn phải có một phương hướng đúng đắn trước đã.

Chúng ta không thể không thừa nhận rằng, không tìm đúng phương pháp, có nỗ lực tới đâu cũng là phí công vô ích.

Cũng giống như đảo Đào hoa dưới ngòi bút của nhà văn Kim Dung vậy, bạn không tìm được cách thoát ra khỏi đảo, dù khinh công có giỏi tới đâu, cũng sẽ chẳng thể thoát được ra khỏi rừng đào ấy.

Jack Ma nói: "Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực, tầm nhìn quan trọng hơn năng lực."

Phương hướng, hiệu suất, hiệu quả, phương thức tư duy… còn rất nhiều thứ nữa, so với nỗ lực, càng có thể giúp chúng ta thành công dễ dàng hơn.

Quãng đời còn lại rất quý giá, bạn, một người thông minh, mong rằng hãy vứt bỏ lại sự nỗ lực vô ích cùng với năm 2020 ảm đạm, tiến tới năm 2021 với một tầm nhìn xa rộng và một nỗ lực đúng đắn hơn!

Theo Như Quỳnh

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên