MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

22% người trên thế giới "mất mạng" vì ăn sai cách: dầu mỡ và đường chưa phải "kẻ hại người" nguy hiểm nhất so với 4 điều này

05-05-2023 - 19:05 PM | Sống

22% người trên thế giới "mất mạng" vì ăn sai cách: dầu mỡ và đường chưa phải "kẻ hại người" nguy hiểm nhất so với 4 điều này

Ăn uống sai cách, lựa chọn nhầm thực phẩm là con đường dẫn tới bệnh tật nhanh nhất.

Ăn sai cách, rước bệnh vào người

Năm 2017, tạp chí y khoa uy tín The Lancet đã đăng một bài báo theo dõi cấu trúc bữa ăn và thói quen ăn uống của người dân ở 195 quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy 22% người trên toàn thế giới đã mất mạng vì ăn nhầm thực phẩm. Trong đó, Trung Quốc đứng đầu danh sách.

Bài báo lập luận rằng ba chế độ ăn uống không lành mạnh dẫn đến tử vong là chế độ ăn nhiều natri, ít ngũ cốc nguyên hạt và ít trái cây. Nguyên nhân chính gây tử vong là bệnh tim mạch và mạch máu não, ung thư do chế độ ăn uống và bệnh tiểu đường loại 2.

22% người trên thế giới "mất mạng" vì ăn sai cách: dầu mỡ và đường chưa phải "kẻ hại người" nguy hiểm nhất nhất là 4 điều này - Ảnh 1.


Kể từ khi báo cáo được công bố, các quốc gia đều gia tăng nỗ lực vì sức khỏe quốc gia. Cho tới nay, tỷ lệ tử vong do ung thư nói chung ở Mỹ đã giảm 1/3 và tỷ lệ mắc các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng homocysteine máu ở Mỹ giảm 1 nửa.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, tỷ lệ tử vong do ung thư, tiểu đường đang tăng lên hàng năm. Thậm chí, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi do thuốc lá ở Trung Quốc ngày càng tăng. Nguyên nhân bất nguồn từ đầu?

Đầu tiên là sự già hóa dân số, và cơ cấu nahan khẩu học đã dẫn thến sự khác biệt trong dữ liệu. Thứ 2 là trình đố phát triển y tế còn hạn chế, bệnh nhân chưa thể có được lựa chọn điều trị tốt nhất. Đặc biệt, lý do quan trọng nhất là thói quen ăn uống htieues lành mạnh của người dần.

"Kẻ hại người" mạnh nhất không chỉ là dầu mỡ và đường

Sự nguy hiểm của việc ăn quá nhiều dầu mỡ và đường đã ăn sâu và suy nghĩ của mọi người. Nhưng bên cạnh đó, còn nhiều "kẻ thù" nguy hiểm hơn ấn nấp trong những bữa ăn

1. Muối 

22% người trên thế giới "mất mạng" vì ăn sai cách: dầu mỡ và đường chưa phải "kẻ hại người" nguy hiểm nhất nhất là 4 điều này - Ảnh 2.


 

Muối không chỉ là muối trắng, mà còn ẩn nấp trong bột ngọt, các loại gia vị ướp, nước mắm, nước tương, nước cốt hầm…. Các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích, cá viên, thịt chiên giòn, bỏng ngô, thịt nướng…. cũng là những thực phẩm chứa hàm lượng natri cao.

Chế độ ăn nhiều natri không chỉ có thể tăng nguy cơ loét dạ dày, ung thư dạ dày và còn dễ gây ra bệnh cao huyết áp.

2. Thiếu protein

Protein là chất dinh dưỡng quan trọng cho các chức năng của cơ thể con người và khả năng miễn dịch. Thiếu protein chất lương cao có thể dẫn tới các vấn đề như khả năng miễn dịch thấp, rối loạn nội tiết…

Để nạp protein cho cơ thể, bữa ăn cần có đầy đủ thịt cá, tôm… Ngoài ra, đậu nành, và sữa cũng là nguồn cung cấp đạm chất lượng cao. Tuy nhiên, tình trạng bữa ăn mất cân bằng phổ biến ở nhiều nơi. Thậm chí, rất ít người Việt trưởng thành có thói quen uống sữa.

3. Dư lương thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều 

22% người trên thế giới "mất mạng" vì ăn sai cách: dầu mỡ và đường chưa phải "kẻ hại người" nguy hiểm nhất nhất là 4 điều này - Ảnh 2.

 

Ngày nay, thực phẩm bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản khá phổ biến và khó kiểm soát. Dư lương thuốc trừ sâu, thuốc bảo quan có thể gây tổng hại thị giác, hệ thần kinh, đầu độc gan thận và chức năng tiêu hóa của con người. Tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm trong thời gian dài có thể gây ung thư và nhiều bệnh nghiêm trọng khác…

Ngoài các loại thuốc được sử dụng trong quá trình chăn nuôi và trồng trọt, thuốc trừ sâu được phun trong vành đai xanh đô thị cũng sẽ gây ô nhiễm không khí địa phương, mặc dù cơ thể con người có khả năng chuyển hóa nhất định các chất có hại này, nhưng trong môi trường này lâu dài, an toàn thực phẩm những vấn đề đang chịu áp lực lớn.

4.  Dư lương thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều  

Quá trình công nghiệp hóa và khai thác tài nguyên khoáng và sự cất cánh kinh tế của đất nước cũng kéo theo những vấn đề ô nhiễm môi trường lớn hơn. Không có các công trình hỗ trợ tốt, các cơ sở xử lý ô nhiễm công nghiệp, nhiều nhà máy lén lút xả nước thải, chất thải gây ô nhiễm nguồn nước khiến đất ở vùng hạ lưu các con sông bị ô nhiễm kim loại nặng.

Nông sản trồng trên đất giàu kim loại như lúa không hấp thụ được nhiều do bản chất của cây trồng nên xét nghiệm thường không phát hiện được vấn đề. Nhưng đối với con người hay động vật trong trang trại, kim loại nặng sẽ tích tụ trong cơ thể. Nếu ăn rau, quả có chứa hàm lượng kim loại nặng trong thời gian dài hoặc ăn thịt gia súc, gia cầm lớn bằng thức ăn nhiễm kim loại nặng thì độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể con người.

Vì cơ thể con người không thể chuyển hóa kim loại nặng nên cuối cùng nó sẽ tăng lên và gây ung thư. Loại tổn thương này rất khó phát hiện nếu không kiểm tra chuyên sau. Nhưng khi phát tác độc tố thì hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng tới thần kinh, não bộ con người.

Hoa Thu

Thể thao & văn hoá

Trở lên trên