26 tuổi bỏ việc văn phòng tự lập công ty và kiếm được 10 triệu USD, thanh niên này khuyên bạn điều gì
Tưởng chừng có cuộc sống như một nhân viên văn phòng bình thường, Sam Ovens đã đánh đổi tất cả để trở thành doanh nhân trẻ thành công và chặng đường đầy thất bại đã đưa anh tới thành công.
- 16-09-2016Sự thật ít biết về chuyện ăn xin kiếm tiền tỷ và những góc khuất trần trụi về cuộc sống ở Dubai
- 15-09-2016Hàng nghìn người Nhật chết vì làm việc quá sức mỗi năm: Stress và thiếu ngủ sẽ khiến bạn gục tại chỗ?
- 15-09-2016Kết quả nghiên cứu gây sốc: Cứ 5 CEO thì 1 người là "kẻ tâm thần" thành đạt
Không giống như nhiều người, Sam Ovens đã nhận thấy từ rất sớm rằng những công việc làm giờ hành chính không phải con đường sự nghiệp dành cho anh.
Anh khao khát nhiều hơn thế, vì vậy chỉ sau 3 tháng làm việc tại công ty đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học, Ovens nghỉ việc và chuyển về sống cùng bố mẹ để thành lập công ty riêng của mình.
Sam Ovens
Đúng là vạn sự khởi đầu nan. Sau 9 tháng khởi nghiệp gian truân và đã nguốn sạch số tiền tiết kiêm của bản thân, công ty đầu tiên của Ovens - một trang đăng tin việc tìm người - đã hình thành và đưa vào hoạt động. Nhưng nó nhanh chóng nhận thất bại thảm hại, giống như 2 công ty tiếp theo của anh.
Thay vì bỏ cuộc và quay trở về cuộc sống của một nhân viên văn phòng buồn tẻ và nhàm chán sau mỗi thất bại, Ovens coi những thất bại như những kinh nghiêm, bài học quý báu để học hỏi. Tại sao các ý tưởng anh cho là tuyệt vời lại không được khách hàng ủng hộ? Anh đã làm gì sai? Đã làm đúng điều gì?
Việc tự đánh giá lại bản thân và khát khao học hỏi để trưởng thành đã khiến Sam dám thử sức mình thêm một lần nữa, thành lập công ty thứ 4 - một công ty tư vấn doanh nghiệp.
Lần này, nỗ lực của anh đã được đền đáp. Ở tuổi 26 - chỉ 4 năm sau khi công ty tư vấn ra đời, Ovens đã kiếm được hơn 10 triệu USD.
Dưới đây là 4 lời khuyên - những bài học giá trị nhất mà Sam Ovens đã rút ra từ chính những thử thách, thất bại và những va vấp trên con đường kiếm tìm thành công và sự nghiệp đích thực.
1. Nhanh chóng xây dựng thương hiệu cá nhân
Việc tạo dựng thương hiệu cá nhân đem lại nhiều lợi thế cho các nhà kinh doanh.
Thứ nhất, có một thương hiệu cá nhân được biết đến sẽ giúp công ty của bạn đạt được độ tin cậy.
“Nếu mọi người biết đến và tin tưởng bạn hay thương hiệu cá nhân của bạn, họ sẽ dễ tin tưởng vào công ty của bạn hơn”, Ovens nói.
Thứ hai, mối quan hệ của bạn càng rộng thì càng có nhiều khách hàng tiềm năng.
Ovens gợi ý rằng có thể xây dựng thương cho cả bản thân và công ty của bạn bằng cách xuất hiện trong các cuộc hội thảo với vai trò diễn giả hay phát triển một cộng đồng theo dõi bạn trên mạng xã hội nhanh nhất có thể.
“Mỗi cú nhấp chuột trên mạng xã hội, cơ hội được phát biểu trước đám đông hay một bài đăng trên mạng xã hội có khả năng sẽ mang đến một tập khách hàng mới. Xây dựng thương hiệu cá nhân là một công cụ quan trọng để xây dựng công ty thành công,” Ovens nói.
2. Kiếm tiền từ mạng lưới các mối quan hệ của bạn
Theo Ovens, hầu hết các nhà khởi nghiệp hoặc muốn khởi nghiệp đều đã có sẵn một mạng lưới các mối quan hệ có giá trị hơn họ tưởng.
“Khi bạn mới bắt đầu, đừng quên liên hệ với bạn bè và người thân”, Ovens nói. “Bạn sẽ rất bất ngờ với số khách hàng tiềm năng đang có sẵn trong mối quan hệ của bạn.”
Biết đâu bạn bè, gia đình và bạn của bạn đều là những người có nhu cầu, và sẽ dễ dàng hơn khi tiếp cận một người bạn đã từng quen để giới thiệu về doanh nghiệp của bạn thay vì tiếp cận người hoàn toàn xa lạ.
3. Không ngừng học hỏi
Khi bạn bắt đầu khởi nghiệp sẽ xuất hiện 'đường cong học tập' (learning curve)- mức độ lĩnh hội kiến thức.
Mặc dù bạn nghĩ mình nắm rõ kiến thức chuyên ngành đến đâu đi nữa, bạn vẫn không thể tránh khỏi những thử thách mới, những thay đổi trong ngành nghề hay những chướng ngại mà bạn chưa gặp bao giờ.
“Nhờ lượng thông tin khổng lồ và sẵn có ngày nay, mỗi nhà khởi nghiệp đều có thể tự học về bất cứ thứ gì”, Ovens nói. “Tôi đọc hàng trăm cuốn sách và tự dạy bản thân tất cả mọi thứ về marketing, bán hàng, kế toán, chiến lược - kể cả các phương thức phát triển bản thân. Tôi biết mình phải hiểu tất cả những điều này nếu muốn công ty của mình vận hành tốt.”
4. Đối mặt và vượt qua lời từ chối
“Việc phải đối mặt với lời từ chối khiến tôi vô cùng sợ hãi khi bắt đầu” Ovens nói.
Vì là người sống nội tâm, việc phải gọi điện và trao đổi với mọi người hay liên hệ với khách hàng tiềm năng nằm ngoài “vùng an toàn” của Ovens. Tuy nhiên, anh biết rằng việc phải tự ném mình ra khỏi vùng an toàn là rất quan trọng; từ đó anh học được cách đối mặt với những lời từ chối.
“Ép bản thân trao đổi với người lạ về công ty và những dịch vụ mà mình cung cấp - và nhận ra việc thỏa thuận kinh doanh bị từ chối không liên quan đến yếu tố cá nhân - có lẽ là bước tiến quan trọng nhất trên con đường tới thành công của tôi”, anh nói.
Trí thức trẻ/CafeBiz