3 bài học tài chính to lớn được cô gái 27 tuổi đúc kết sau khi ly hôn
Không ai trong số chúng ta muốn kết thúc cuộc hôn nhân của mình bằng một tờ đơn ly hôn, nhưng hãy luôn nhớ chúng ta luôn phải chuẩn bị nếu tình huống xấu nhất xảy ra, và đừng để bạn bị 'thiệt' cũng như rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính hậu hôn nhân.
- 28-06-2022Có gì trong tách cà phê giá hơn 21 triệu đồng chỉ được bán ở một nơi duy nhất: Mất 30 phút để có một giọt cà phê, được ủ hàng thập kỷ trong những thùng gỗ
- 27-06-2022Người trẻ Việt xoay xở để mua nhà ở thành phố lớn
- 27-06-2022Người Việt Nam có đang hạnh phúc? Người đã kết hôn cảm thấy hạnh phúc hơn so với người độc thân, tỷ lệ người hạnh phúc ở Hà Nội và TP.HCM có sự chênh lệch đáng kể
Cha mẹ Erin Gobler ở Madison, Wisconsin (Mỹ) ly hôn khi cô còn nhỏ, cô luôn có suy nghĩ về việc mình nên chuẩn bị kỹ càng hơn cho chính mình. Không phải cô mong muốn bản thân sẽ ly hôn, mà lẽ ra cô phải học được nhiều hơn về sự độc lập tài chính từ những bài học được dạy trong thời thơ ấu.
Erin Gobler.
Sau khi cha mẹ cô ly hôn, cả bố và mẹ cô đều phải vật lộn tài chính. Cô và anh trai được lớn lên với quan điểm giáo dục rằng một khi đã đủ lớn để làm việc, họ cần có trách nhiệm chi trả cho hầu hết những thứ ngoài nhu cầu thiết yếu.
Cô đã từng rất tự hào về sự độc lập và trưởng thành về tài chính của mình. 26 tuổi, cô lập gia đình, vợ chồng cô đều có công ăn việc làm ổn định. Cô và chồng mình đã tự chi trả tiền đám cưới và mua ngôi nhà đầu tiên của mình.
Vào năm 27 tuổi, cô và chồng mình ký giấy ly hôn. Cùng lúc này, cô nhận ra mình đã không thực sự độc lập về tài chính như trước đây mình từng nghĩ chút nào.
Và điều này đã khiến cô có một năm khó khăn nhất trong cuộc đời, nhưng nó cũng dạy cô một số bài học quan trọng giúp cô từ từ xây dựng lại tài chính của mình:
1. Thảo luận về các quyết định tài chính một cách cởi mở
Chồng cũ của cô kiếm được nhiều tiền hơn, vào thời điểm ly hôn, thu nhập của chồng cao hơn cô đáng kể. Là trụ cột của gia đình, anh cũng là người quản lý và đưa ra hầu hết các quyết định tài chính trong gia đình.
Ví dụ như khi vay tiền mua ô tô hoặc thế chấp, anh đã đưa ra quyết định về số tiền mà họ có thể trả hàng tháng.
Vào thời điểm đó, cô cảm thấy thoải mái khi chiều theo chồng mình vì anh hiểu tình hình tài chính hơn. Nhưng nó đã trở thành một vấn đề khi họ bắt đầu phân chia tài sản của mình trong quá trình ly hôn.
Bởi vì rõ ràng là cô và chồng cũ của mình đã xây dựng một lối sống dựa trên những gì mà chồng cũ của cô có thể mua được trong khi cô không thể tự mình trang trải bất kỳ khoản nào.
Chồng cũ của cô có thể giữ căn nhà mà họ đã mua cùng nhau, đơn giản vì cô không thể chi trả cho một ngôi nhà lớn như vậy.
Và cô chỉ có thể mang theo những món đồ vừa với căn hộ studio mới của mình, điều tương tự cũng xảy ra với chiếc xe hơi mà cả hai mua chung - vì cô hầu như không đủ khả năng chi trả hàng tháng cho khoản trả góp của nó.
Hãy luôn tính toán kỹ lưỡng bất kỳ khoản chi tiêu nào của cả hai - đặc biệt là với các khoản nhà đất, xe cộ hay các khoản chi cho gia đình hai bên. Ảnh minh họa.
Năm đầu tiên sau khi ly hôn, cô thường đổ lỗi cho chồng cũ về những quyết định tài chính mà anh ta đưa ra trong cuộc hôn nhân của cả hai.
Nhưng việc muốn tránh xung đột của cô là một phần lớn nguyên nhân khiến cô không can thiệp trước đó, và cô là người đã chọn cách im lặng.
Trong khi chồng cũ luôn chọn cách cởi mở về một cuộc đối thoại liên quan đến tiền bạc thì cô đã luôn chọn cách trốn tránh và giữ suy nghĩ thực của mình mà không chia sẻ với đối phương.
Đây là bài học mà cô đã rút ra trong mối quan hệ của mình - và với người yêu hiện tại, cô luôn đảm bảo các vấn đề tài chính được bàn luận kỹ càng và cởi mở.
2. Hạn chế chi tiêu theo cảm xúc
Ly hôn là một quá trình đầy cảm xúc ngay cả khi bạn là người quyết định ly hôn. Và chi tiêu theo cảm xúc? Đó là một điều có thật.
Trong sáu tháng đầu tiên sau khi ly dị, cô đã tiêu quá nhiều tiền - thậm chí ngay cả khi cô hết tiền. Cô đã chi tiền cho một chuyến đi đến Alaska để thăm họ hàng, một chuyến đi đến Vegas để tham dự một đám cưới, và một tủ quần áo gần như hoàn toàn mới.
Bất kể bạn có buồn đến thế nào sau khi ly hôn, hãy luôn nhớ chi tiêu có chừng mực, bởi nếu không bạn sẽ phải nai lưng ra làm để trả các khoản nợ mà có thể bạn còn chẳng nhớ bạn chi cho chúng lúc nào. Ảnh minh họa.
Chúng ta rất dễ trở thành con nghiện mua sắm khi chúng ta có chuyện buồn, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi vấn đề này nhanh chóng leo thang khi cô đang trải qua một khoảng thời gian đầy cảm xúc trong đời.
Hiện tại đã là 2 năm kể từ khi cô và chồng cũ chia tay và hiện tại cô vẫn đang thanh toán các khoản nợ thẻ tín dụng của mình từ thời điểm đó.
Đây là bài học cô được nhắc nhở hàng tháng khi hóa đơn thẻ tín dụng của cô đến hạn, điều này đã giúp cô tránh sa vào bẫy chi tiêu theo cảm tính.
3. Hãy yêu cầu những gì thuộc về mình khi phân chia tài sản
Khi cô và chồng cũ phân chia tài sản, cô luôn cố gắng tránh xung đột và quên đi việc phải đảm bảo rằng mình sẽ nhận được những gì thuộc về mình.
Cũng chính trong thời gian này, cô bắt đầu chú ý đến những dấu hiệu lạm dụng tài chính hiện diện trong hầu hết mối quan hệ của cả hai.
Ngay từ đầu trong quá trình ly hôn, cô và chồng cũ đã muốn có thể tiếp tục làm bạn. Tuy nhiên, sau đó chồng cũ của cô nhanh chóng làm rõ rằng nếu cô buộc anh ta phải trả cho cô một nửa căn nhà mình, họ chắc chắn sẽ không thể tiếp tục là bạn. Sợ tạo ra thù hận, cô đã đồng ý.
Những lời nhắc nhở tương tự đã xuất hiện trong vài tháng tiếp theo bất cứ lúc nào cô đưa ra chủ đề chia đều tài sản của họ, cùng với những lời nhắc nhở rằng anh ta có thể đủ tiền thuê luật sư còn cô thì không.
Đừng bao giờ vì lý do tránh mâu thuẫn mà quên mất những gì bạn xứng đáng có được. Bạn cũng đóng góp cho ngôi nhà chung, vì vậy hãy đảm bảo quyền lợi của mình khi ra tòa. Ảnh minh họa.
Wisconsin nơi cô sinh sống là một tiểu bang tài sản cộng đồng, có nghĩa là nếu cô tự khẳng định mình và yêu cầu một nửa tài sản của cả hai, luật pháp sẽ đứng về phía cô.
Thay vào đó, cô đặt nỗi sợ xung đột lên trước tương lai tài chính của mình và bỏ mặc mà không dám đòi hỏi gì.
Tuy nhiên, nó đã dạy cô cần yêu cầu những gì cô muốn và tự đấu tranh, không chỉ về tài chính mà còn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Một khi nó kết thúc, hãy để mọi thứ qua đi
Cô cho phép mình cảm thấy rất tức giận trong những tháng sau khi ly hôn. Giận chồng cũ vì cách anh ta đã đối xử tệ bạc với mình.
Tức giận với những người thân yêu vì đã không hướng dẫn thêm cho mình trong khi ly hôn. Hơn hết là giận bản thân mình vì đã không quyết đoán hơn.
Cuối cùng, cô nhận ra rằng những sai lầm tài chính mà mình đã mắc phải trong quá khứ đã khiến cô mất tập trung vào tương lai tài chính của mình.
Đã hai năm trôi qua và cô không thể làm gì để thay đổi kết quả của bất cứ điều gì đã xảy ra trong cuộc ly hôn của mình. Những cảm xúc tiêu cực đó không thể làm gì khác ngoài việc làm mất đi sức khỏe tinh thần và khiến cô mất tập trung vào cuộc sống hàng ngày và tương lai.
Đừng để những gì đã qua làm ảnh hưởng đến bạn của hiện tại. Bạn có thể buồn - nhưng hãy rút ngắn nó nhất có thể. Hãy tận hưởng và chăm lo cho cuộc sống hiện tại của bản thân và gia đình. Ảnh minh họa
Việc trút bỏ cơn giận cũng cho phép cô nhận ra sự thật rằng tiền không phải là tất cả và nó không mua được hạnh phúc.
Cô biết ơn không chỉ vì hạnh phúc đã tìm thấy trong cuộc sống mới mà cô đã xây dựng, mà còn vì những bài học tài chính vô giá mà cô đã học được.
Phụ nữ Việt Nam