3 bước nhất định phải trải qua khi muốn được sếp tăng lương, "biết người biết ta" mới chắc chắn giành phần thắng
Dù bạn là nhân viên lâu năm, cống hiến nhiều cho công ty nhưng cũng không dễ dàng gì được sếp tăng lương. Vậy phải làm thế nào để sếp vui vẻ chấp nhận lời đề nghị nhạy cảm này?
- 03-11-2018Cách trả lời khi được hỏi "mức lương cũ của bạn là bao nhiêu?": Cần khôn ngoan để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
- 02-11-2018Lương tháng hơn chục triệu vẫn không đủ tiêu! Một người rốt cuộc phải kiếm được bao nhiêu tiền mới không phải suy nghĩ mệt mỏi đây?
- 30-10-201810 năm sau khi tốt nghiệp, tôi nghiệm ra: Lương càng thấp, khả năng chi phối cuộc sống càng thấp. Tức là, năng lực của bạn thế nào, thế giới trong tay bạn sẽ thế ấy
Tăng lương là mong muốn thiết thực của hầu hết những người đi làm, nhất là khi chúng ta đã dành hết tâm sức vào công việc và đạt được những thành tích đáng kể. Nhưng thực tế, không phải ông chủ nào cũng hào phóng đồng ý tăng lương ngay khi nhìn thấy những đóng góp của bạn trong công việc. Muốn sếp ký duyệt tăng lương bạn cần phải có một chút khéo léo và nghệ thuật thương thuyết thì việc đó mới thuận lợi.
Những lời khuyên này không chỉ phù hợp với người đã gắn bó lâu dài với một công ty mà còn hữu ích với những ứng viên đang tìm kiếm công việc phù hợp. Đề xuất tăng lương là một vấn đề khá nhạy cảm nhưng nó sẽ trở nên “hợp tình hợp lý” hơn hết khi bạn đã chuẩn bị sẵn 3 bước này và tự tin với những gì mình có thể mang vào buổi đàm phán:
1. Nghiên cứu thị trường
Cũng giống như bất kỳ cuộc đàm phán nào, trước khi đi vào bước thương lượng bạn phải nắm được thế mạnh cũng như vị trí của mình trên thị trường. Bạn có thể nói chuyện với các nhà tuyển dụng hay đồng nghiệp cùng lĩnh vực để có cái nhìn khái quát về thị trường cũng như biết được tỷ lệ phần trăm dành cho bạn với số kinh nghiệm mà bạn đang nắm trong tay.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo trên các trang tin tuyển dụng để biết được mức lương cơ bản dành cho vị trí và kinh nghiệm của bạn hiện là bao nhiêu. Nó sẽ có độ chênh lệch do địa lý, kỹ năng cũng như trình độ giáo dục… nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể xem đó như một khảo sát thị trường nho nhỏ. Nếu được, hãy thử đi phỏng vấn ở một vài nơi – dù bạn cũng không có nhu cầu “nhảy việc” để biết được các ông chủ khác sẵn sàng trả cho bạn bao nhiêu.
2. Chỉ rõ ưu điểm của bản thân
Một khi bạn đã có một khảo sát khách quan về thị trường thì đây là lúc bạn nhìn lại bản thân. Khi nói chuyện với sếp bạn về vấn đề tăng lương, hãy chú trọng vào những trường hợp kinh doanh của công ty cũng như những lợi ích mà bạn có thể mang lại trong trường hợp đó.
Đừng tập trung quá nhiều vào cá nhân mà phải chắc chắn rằng việc xin tăng lương của bạn gắn với lợi ích công ty và nó sẽ giúp cho doanh nghiệp đi lên nữa. Bạn luôn phải giữ cho cuộc thảo luận thật hợp lý và khoa học hơn là đánh vào yếu tố cảm xúc.
3. Biết giá trị của mình
Cuối cùng, hãy cho sếp bạn biết rằng bạn đang nghiêm túc và có mong muốn gắn bó lâu dài với công ty. Điều quan trọng khi đàm phán về vấn đề lương lậu chính là gắn nó với bức tranh lớn của doanh nghiệp cũng như triển vọng dài hạn của bạn.
Một trong những sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là thường chăm chăm nhìn vào con số cố định mà quên đi các yếu tố khác như sự tiến triển về sự nghiệp. Ở một vài công ty, có thể việc tăng lương ngay sẽ khó thực hiện nhưng một khi bạn thuyết phục được sếp thì hoàn toàn có thể thiết lập một lộ trình gồm các bước để đạt được mức lương đó từ từ.
CNBC