3 đặc điểm xuất hiện trên bàn chân chính là dấu hiệu sống thọ, ngâm chân rất tốt nhưng cảnh báo 4 nhóm người cần tránh làm
Nếu bạn muốn biết bản thân có khỏe mạnh và sống lâu hay không, bạn có thể quan sát những đặc điểm dưới đây.
- 16-01-20224 hành động làm tổn thương thận cần tránh và 1 thói quen là “cứu tinh” của thận: Vào mùa đông càng cần chú ý để giữ sức khỏe
- 16-01-20222 điều cực kỳ tối kỵ khi nấu rau khiến món rau bị vắt kiệt dinh dưỡng, nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhà có trẻ nhỏ hãy coi chừng!
- 15-01-2022Nhìn đờm "đoán bệnh": 5 màu sắc của đờm "tiết lộ" phổi lâm nguy, biết sớm khám ngay thì tuổi thọ được kéo dài, chẳng sợ tử thần gõ cửa
Đôi chân được mệnh danh là "trái tim thứ hai của con người". Mặc dù chân nằm xa tim và cột sống nhất nhưng nó có tác dụng nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, giúp cơ thể vận động, thậm chí hỗ trợ đưa máu trở về tim.
Y học Trung Quốc tin rằng bàn chân vận chuyển khí và máu, kết nối các tạng, thông suốt cả trong lẫn ngoài. Bàn chân không chỉ là điểm đầu của 3 kinh mạch âm như lá lách, gan và thận mà còn là điểm cuối của 3 kinh mạch dương như dạ dày, bàng quang và túi mật.
Do đó, tình trạng bàn chân chính là một trong những "tấm gương phản chiếu tuổi thọ". Nếu bạn muốn biết bản thân có khỏe mạnh và sống lâu hay không, bạn có thể quan sát những đặc điểm dưới đây.
3 đặc điểm xuất hiện trên bàn chân chính là dấu hiệu sống thọ
1. Màu sắc của lòng bàn chân
Nhận dạng bệnh bằng ngũ sắc là một phương pháp thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. 5 màu sắc tương ứng là xanh, đỏ, vàng, trắng và đen.
- Lòng bàn chân đỏ hồng hào: Sức khỏe tốt.
- Lòng bàn chân vàng: Cẩn thận các bệnh về gan, túi mật.
- Lòng bàn chân trắng: Thiếu máu, thiếu chất, cảm lạnh.
- Lòng bàn chân màu xanh: Dấu hiệu của xâm nhập của khí lạnh.
- Lòng bàn chân màu đen: Cơ thể lưu thông máu kém.
2. Nhiệt độ chân
Trung y cho rằng khi bàn chân ấm thì cơ thể sẽ ấm, thể chất của người có bàn chân ấm sẽ tốt hơn. Nếu bàn chân bị lạnh phần lớn là do thận dương không đủ hoặc giữ ấm không đúng cách, cần ăn thêm các thực phẩm có tính ấm như gừng, tỏi, thịt cừu để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
3. Màu sắc móng chân
Móng chân của người khỏe mạnh có màu hồng nhẹ như hoa hồng phai. Nếu móng chân nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của thiếu máu , thiếu chất. Bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng, nếu móng chân có nhiều vết sọc nghĩa là mệt mỏi và suy nhược, khả năng miễn dịch của cơ thể thấp, bạn cần để tập thể dục nhiều hơn và tăng cường chế độ ăn uống.
Ngâm chân giúp kéo dài tuổi thọ, nhưng đối tượng nào phải tránh xa?
Bàn chân là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, thông qua da bàn chân thì các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng. Ngâm chân nước nóng là một trong số những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp giảm stress, chữa chóng mặt, ngủ ngon hơn, chữa tổn thương khớp, ngăn ngừa bệnh tim... từ đó tuổi thọ sẽ được tăng cường.
Ngâm chân rất tốt, nhưng nó không phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt là 4 nhóm người dưới đây:
- Bệnh nhân tiểu đường: Nguyên do chính bởi nhóm người mắc tiểu đường có lớp da chân khá mỏng, nên dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm với nhiệt độ nữa. Do đó, họ rất khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, mất đi cảm giác khi phân biệt nóng lạnh nên dễ bị bỏng da, tổn thương vết loét do tiểu đường.
- Người mắc chứng giãn tĩnh mạch: Nếu bạn thuộc nhóm người này thì cần phải hạn chế việc ngâm chân. Bởi bàn chân nếu được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ cao sẽ tăng lưu lượng máu cục bộ, tăng gánh nặng lên tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn nở thêm và làm bệnh trầm trọng.
- Người bị bệnh gút: Người mắc bệnh gút khi ngâm chân sẽ rất dễ bị xung huyết, ứ máu nên chỉ làm bệnh thêm trầm trọng mà không thuyên giảm được chút nào.
- Người có huyết áp thấp: Tác dụng của ngâm chân là giúp thúc đẩy lưu thông máu, giãn mạch máu và làm hạ huyết áp. Bệnh nhân khi ngâm chân vô tình lại làm cho huyết áp xuống thấp hơn nữa, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhịp sống Việt