3 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận viêm, đừng để tiến triển thành suy thận bạn mới hoảng sợ
Bệnh viêm thận hiện đã rất phổ biến, gây ra hậu quả xấu cho sức khỏe. Đây là những dấu hiệu thận viêm cần xử lý sớm, tránh tiến triển thành suy thận, nguy hiểm và điều trị khó.
Chứng viêm thận cần xử lý triệt để, ngăn ngừa tiến triển thành suy thận
Bệnh về thận được xem là một trong những nhóm bệnh phổ biến hiện nay với tỉ lệ mắc tương đối cao và ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa.
Nhiều người nghĩ rằng bệnh viêm thận là điều khủng khiếp, họ lo lắng rằng suy thận sẽ xảy ra ngay sau khi bị viêm thận. Cũng có những người không coi trọng các dấu hiệu viêm thận, lâu ngày dẫn đến suy thận lúc nào không hay.
Nhưng trên thực tế, miễn là phát hiện sớm các triệu chứng viêm thận, tiên lượng điều trị cơ bản là tốt. Khi bạn bị viêm thận, cơ thể bạn sẽ có các triệu chứng rõ ràng. Khi bạn thấy mình có những triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện để chẩn đoán và nắm bắt khoảng thời gian tốt nhất để điều trị.
Theo các bác sĩ trên kênh BS Gia đình (TQ), sau đây là 3 biểu hiện của viêm thận, mỗi người đều nên ghi nhớ để sớm theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.
1. Rối loạn chức năng thận, phù nề, trữ nước
Nói chung, sự khởi đầu của chứng viêm thận là tương đối chậm. Khi tình trạng bệnh phát triển đến một mức độ nhất định, chức năng thận của bệnh nhân sẽ bị giảm, các chất điện giải có thể bị rối loạn, và thiếu máu có thể xảy ra.
Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm thận mãn tính sẽ kèm theo protein niệu, phù và huyết áp cao. Một số bệnh nhân bị viêm thận mãn tính cũng liên quan đến tăng huyết áp nặng hoặc hội chứng thận hư, suy thận.
2. Thiểu niệu (tiểu tiện có ít nước tiểu, thưa đi tiểu)
Khi bị viêm thận, bệnh nhân có thể bị phù hoặc thiểu niệu, màu của nước tiểu sẽ sâu hơn, lượng nước tiểu hàng ngày sẽ không đạt tới 400 ml, và một số bệnh nhân nghiêm trọng sẽ bị tiểu máu. Suy thận cấp có thể dẫn đến buồn nôn, suy nhược nói chung và chán ăn. Ngoài ra, hầu hết bệnh nhân có bọt trong nước tiểu, và càng nhiều bọt, càng mất nhiều protein.
3. Sừng phù cơ thể
Phù do viêm thận thường biểu hiện ở mí mắt, bìu và mặt, sau đó từ từ phát triển diễn tiến thành phù chi dưới.
Trong trường hợp nặng, phù toàn thân sẽ xảy ra. Khi người bệnh bị nhiễm liên cầu khuẩn như cúm, viêm xoang hoặc viêm họng được chữa khỏi, sau 3 tuần đi xét nghiệm nước tiểu thông thường có thể phát hiện sớm các triệu chứng viêm thận.
Cách điều trị viêm thận
1. Điều trị chống nhiễm trùng và phù nề
Viêm thận cấp tính nên được điều trị bằng cách chống nhiễm trùng khi đã bị nhiễm trùng, và không cần thiết phải dùng giải pháp chống nhiễm trùng nếu không có nhiễm trùng. Viêm thận phù nhẹ không cần điều trị và có thể biến mất sau khi nghỉ ngơi và hạn chế muối.
Nếu có phù nề rõ ràng, bạn cần chọn điều trị lợi tiểu theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Nghỉ ngơi trên giường, thực hiện một chế độ ăn uống tốt
Bệnh nhân bị viêm thận cấp tính nên nghỉ ngơi trên giường, điều này có thể giúp chứng phù nề giảm bớt. Khi phù hoặc huyết áp thuyên giảm, bạn có thể mất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục vừa phải, chẳng hạn như đi bộ hoặc thái cực quyền, tập nhẹ nhàng tại nhà, tránh tập thể dục loại nặng cần dùng nhiều sức lực.
Lượng nước nên được xác định dựa trên mức độ tăng huyết áp, lượng nước tiểu và phù của bệnh nhân. Bệnh nhân bị tăng huyết áp nặng và phù nề nên thực hiện chế độ ăn ít muối hoặc không có muối.
Chế độ ăn uống nên có lượng đường cao và protein thấp, tiếp tục ưu tiên giải pháp lợi tiểu, sau đó có thể tiếp tục chế độ ăn bình thường sau khi các triệu chứng thuyên giảm.
3. Điều trị huyết áp cao, suy tim
Bệnh nhân bị viêm thận suy tim có vấn đề về thể tích máu cao trong giai đoạn đầu, và chủ yếu loại bỏ việc giữ nước và natri trong quá trình điều trị, từ đó có thể làm giảm lượng máu.
Một khi bạn đã phát hiện ra mình có các triệu chứng viêm thận, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị thích hợp, tránh sự chậm trễ và hạn chế uống nước và muối để không làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
*Theo BS Gia đình (TQ)
Trí thức trẻ