3 khoản chi tiêu quen thuộc này lại chính là "thủ phạm" khiến bạn khó tiết kiệm tiền nếu không biết điểm dừng
Dù chỉ là những khoản chi tiêu đời thường nhưng nếu “vung tay quá trán” bạn có thể “nhẵn túi” mỗi tháng và không tạo lập được quỹ tiết kiệm cho tương lai.
- 27-12-202028 tuổi, tài khoản tiết kiệm bằng 0: Tôi đã 'sập bẫy' vì 4 tư duy tai hại khiến chẳng có nổi một xu phòng bị
- 26-12-2020Cách tôi lập kế hoạch tiết kiệm 83% thu nhập của mình, bạn cũng có thể làm được vào năm 2021!
- 25-12-2020Đọc sách là một hoạt động bỏ ra ít nhưng nhận lại được nhiều; tự động tiết kiệm 1/10 thu nhập; tập thể dục...: 10 lựa chọn ý nghĩa thăng hạng đời bạn!
Nhiều bạn đau đầu trăn trở bài toán chi tiêu sao cho hợp lý để vừa đảm bảo cuộc sống lại vừa có quỹ tiết kiệm phòng thân, nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn, vật giá leo thang như hiện nay.
Đối với tiết kiệm tiền, điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn đã chi tiêu số tiền mình kiếm được như thế nào.
Ăn uống
Một cuộc khảo sát năm 2019 với hơn 2.000 người Mỹ cho thấy, có 69% số người được khảo sát dành khá nhiều tiền để ăn bên ngoài thay vì tự nấu nướng tại nhà.
Theo Steve Adcock, ra ngoài ăn sẽ khiến bạn không phải đau đầu suy nghĩ nên nấu gì, ăn gì tuy nhiên giá một bữa ăn ngoài là không hề rẻ. Trung bình bạn mất thêm khoảng 9.000 USD (209 triệu đồng) mỗi năm cho việc đi ăn bên ngoài. Điều này cho thấy bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ nếu tự chuẩn bị bữa ăn tại nhà.
Ảnh minh họa.
Steve Adcock chia sẻ, trung bình hai vợ chồng anh chi tiêu khoảng 750 USD (khoảng 18 triệu đồng) cho việc ăn uống mỗi tháng và con số này chỉ bằng một vài bữa ăn ngoài. Chính thói quen chi tiêu này đã giúp anh tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ cho quỹ tài chính của mình.
Bạn hãy chú ý cân bằng khoản chi tiêu cho ăn uống, thay vì thường xuyên đi ăn ngoài thì nên tự mình nấu ăn tại nhà. Trong trường hợp ra ngoài ăn, hãy biết kiểm soát chi phí, đừng nên vung tay tiêu quá nhiều vào những món ăn và đồ uống đắt tiền.
Sản phẩm công nghệ
Theo một báo cáo chỉ số niềm tin người tiêu dùng của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, có 46% người tiêu dùng Việt Nam muốn chi tiền cho các sản phẩm công nghệ mới. Điều này cho thấy mức độ quan tâm của người Việt đối với các sản phẩm công nghệ mới là rất lớn.
Thực tế, bất kỳ ai cũng khó tránh khỏi sức hút của những dòng sản phẩm mới mà các hãng công nghệ như Apple, Samsung ra mắt mỗi năm. Nhưng Steve Adcock chỉ ra, việc chạy theo các dòng sản phẩm công nghệ mới sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của bạn.
Bạn chỉ nên thay đổi điện thoại, máy tính của mình khi chúng gặp sự cố kỹ thuật lớn hay ngừng hoạt động hoàn toàn. Khi mua sắm đồ công nghệ nên lựa chọn đúng theo nhu cầu của bạn thân, không nên chạy theo xu hướng và mẫu mã mỗi năm.
Steve Adcock và vợ.
Anh Steve Adcock cho hay, việc không nâng cấp điện thoại hàng năm giúp anh tiết kiệm tới 1.500 USD (khoảng 35 triệu đồng). Thay vì sở hữu một sản phẩm công nghệ mới mà mất giá hàng năm, anh nghĩ đến việc đầu tư tiền vào các quỹ đầu tư như chứng khoán để thu về lợi nhuận.
Mua sắm quần áo
Quy tắc mua quần áo của Steve Adcock là: Mua ít, “Tôi chỉ mua những thứ cần thiết. Tôi chỉ thay chúng khi chúng rách hoặc không còn vừa nữa”. Mỗi năm trung bình anh mua sắm quần áo 2 hay 3 lần và tiêu 50 – 100 USD (khoảng 1-2 triệu đồng) cho mỗi lần.
Ảnh minh họa.
Thời trang là lĩnh vực hấp dẫn rất nhiều người, mỗi năm ngành này tung ra thị trường rất nhiều mẫu quần áo khác nhau, nhưng bạn nên nhớ chỉ vài tháng là quần áo bạn mua đã lỗi mốt. Bởi vậy, trước khi mua hàng, hãy hỏi xem bạn có cần đến nó hay không và hãy biết từ chối bạn thân khi có thể.
Lời khuyên:
Theo định hướng chi tiêu của nhiều người giàu có trên thế giới, khi chi tiêu hãy áp dụng “quy tắc 24 giờ”. Bạn hãy suy nghĩ trong ít nhất 24 tiếng đồng hồ khi có ý định mua thứ gì nằm ngoài danh sách thiết yếu.
Nếu món đồ có sức hấp dẫn lớn, hãy thử tính thời gian bạn sẽ phải làm việc để sở hữu chúng, thay vì tính mức tiền. Chẳng hạn một chiếc túi có giá 1 triệu đồng còn mức lương của bạn là 100.000 đồng/tiếng. Liệu bạn có sẵn sàng làm việc thêm 10 tiếng để sở hữu chiếc túi đó hay không?
Cân nhắc và hoạch định các khoản chi tiêu là một trong những yếu tố mà bạn phải chú ý và thực hiện thật tốt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu tiết kiệm tiền của mỗi người.
Nói về việc tiêu tiền, tỷ phú Warren Buffett đã từng chia sẻ: "Nếu bạn còn tiếp tục mua những món đồ bạn không cần, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ phải bán những món đồ bạn cần”. Ông cho rằng, nếu muốn làm giàu và gây dựng được quỹ tiết kiệm, hãy từ bỏ thói quen mua sắm theo cảm tính. Bạn chỉ nên chi tiêu vào những vật dụng, trang phục nào thật sự cần thiết.
Chính Warren Buffett dù sở hữu khối tài sản lên tới hàng chục tỷ đô la nhưng ông vẫn sống trong căn nhà 5 phòng ngủ mà mình đã mua cách đây 55 năm với giá chỉ 31 ngàn USD (khoảng 718 triệu đồng).
Tiết kiệm tiền dù bằng cách nào bạn cũng cần đề cao vấn đề chi tiêu lên hàng đầu. Lời khuyên đưa ra cho mọi người là hãy cố gắng tiết kiệm tiền, lúc tiêu tiền hãy thật lý tính, xem bạn có thực sự cần thiết tiêu khoản chi phí đó hay không. Đặc biệt, phải học cách quản lý tài chính, đừng quá bốc đồng trong các quyết định mua sắm.
Theo: CNBC
Pháp luật và Bạn đọc