MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 kịch bản cho thị trường bất động sản 2020

18-01-2020 - 08:38 AM | Bất động sản

Cuối năm 2019 và năm 2020 có năm điểm tác động đến nền kinh tế nói chung, thị trường bất động sản nói riêng và đặc biệt là các luồng vốn vận hành vào thị trường bất động sản.

5 tác động chính

Một là, tình hình kinh tế thế giới khó lường. Có thể có những rủi ro nằm ngoài dự kiến. Những rủi ro này liên quan tới bầu cử tổng thống Mỹ; chiến tranh thương mại (và những vấn đề khác) Trung – Mỹ; Brexit; Tình hình Trung Đông.

Hai là, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam tổng thể là ổn định theo chiều hướng bình ổn. Hầu như rủi ro nếu có cũng rất thấp.

Ba là, thị trường bất động sản không có những đột biến lớn, trừ mảng thị trường bất động sản công nghiệp là khó dự báo do phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới. Những phân mảng thị trường đã dần định hình.

Bốn là, các bên tham gia thị trường bất động sản đi vào tương đối hoàn thành. Những giai đoạn ổn định. Các doanh nghiệp cần tái cơ cấu, điều chỉnh đã tƣơng đối rõ kết quả. Các vấn đề liên quan đến nợ xấu, sở hữu chéo đã được xử lý có kết quả tích cực.

Năm là, xu hướng biến động của dòng tiền vận hành vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trƣờng bất động sản nói riêng cũng không có những biến động lớn.

Các kịch bản thị trường bất động sản cuối năm 2019-2020: Kịch bản chiếm ưu thế là kịch bản ổn định, có đi lên, với giả thiết là tình hình thế giới không biến động xấu – nhất là chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất. Tuy nhiên, nếu tình hình kinh tế thế giới xấu đi, luồng tài chính quốc tế biến động theo hướng vốn rút khỏi Việt Nam thì mới có thể xảy ra tình huống đi xuống của thị trường bất động sản Việt Nam.

Kịch bản thứ hai, kịch bản tích cực. Đó là tình hình kinh tế thế giới vận hành theo hướng thuận lợi cho Việt Nam. Các hiệp định Việt Nam kí kết với các nước (EVFTA, CPTPP, AEC...) triển khai tốt. Luồng vốn vận hành vào nhiều hơn. Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ diễn biến tốt đến rất tốt. Khả năng này có thể xảy ra, tuy không lớn nhưng vẫn có khả năng.

Kịch bản thứ ba, kịch bản tiêu cực. Tình hình kinh tế thế giới biến động không thuận. Luồng vốn rút khỏi Việt Nam. Thị trường sẽ biến động tiêu cực. Kịch bản này ít có khả năng xảy ra nhất, nhưng không phải không thể. Giải pháp tăng cường nguồn vốn thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

8 giải pháp lớn

Để có thể đạt được mục tiêu mong muốn vào cuối năm 2019 và năm 2020 cần có những bước triển khai đồng bộ và quyết liệt một loạt giải pháp.

Một là, cần có những điều chỉnh phù hợp chẳng hạn như với Luật quy hoạch mới để đất đai được sử dụng một cách hiệu quả để phát triển kinh tế đảm bảo bền vững. Nhanh chóng hoàn thiện hướng dẫn triển khai luật Quy hoạch (2017) để tạo điều kiện cho các hoạt động liên quan đến đất đai đƣợc thuận lợi.

Thống nhất các vấn đề có liên quan về Luật quy hoạch và Luật quy hoạch đô thị và Luật quản lý phát triển đô thị (sắp ban hành), Luật Nhà ở (2014), Luật Kinh doanh bất động sản (2014) và Luật Đất đai (2013).

Hai là, nghiên cứu trình ban hành hệ thống pháp lý đối với condotel, oficetel. Ít nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về loại hình bất động sản này phải giải quyết được các vấn đề: Sở hữu tài sản như thế nào, giao dịch sản phẩm này như thế nào, lợi ích của các bên được điều chỉnh ra sao? Nếu không thỏa mãn được việc phân chia lợi ích thì giải quyết như thế nào? phân chia các chi phí có liên quan đến bảo quản, vận hành sản phẩm này như thế nào?...

Ba là, tập trung tháo gỡ những rào cản tiếp cận đất đai của các chủ đầu tư bất động sản công nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quyền tiếp cận đất dự án. Đồng thời, xác định rõ vai trò của các bên liên quan trong thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng.

Giải quyết triệt để các vấn đề có liên quan đến hạ tầng ngoài hàng rào bất động sản công nghiệp. Đặc biệt, tiến dần đến cơ chế đấu thầu quyền sử dụng đất, dần xóa bỏ triệt để chỉ định giao đất.

Bốn là, tập trung nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài chính phái sinh bất động sản (đặc biệt là ba nhóm công cụ quỹ đầu tư tín thác bất động sản, hệ thống thế chấp thứ cấp; quỹ tiết kiệm tương hỗ bất động sản; trái phiếu hóa bất động sản – quyền sử dụng đất và cổ phần hóa quyền sử đụng đất). Nghiên cứu trình ban hành các luật có liên quan như Luật thuế tài sản, Luật chống đầu cơ đất đai, bất động sản, Luật sở hữu...

Năm là, tích cực thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt vốn ODA, vốn trái phiếu chính phủ, vốn PPP đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Khẩn trương ban hành các văn bản quy phạm dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư công sửa đổi (2019), Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (2014), Luật Đấu thầu (2013). Luật PPP để đảm bảo nguồn vốn đầu tư công được vận hành thông suốt và phát huy được hiệu quả, tạo thuận lợi cho thị trƣờng bất động sản.

Sáu là, khẩn trương nghiên cứu trình ban hành Luật Đất đai sửa đổi Luật Đất đai 2013 với các định hướng về giao đất, cho thuê đất, đăng kí, thống kê, định giá, áp giá theo hướng ứng dụng công nghệ 4.0. Đặc biệt đưa vào vận dụng đầy đủ 5 phương pháp truyền thống về định giá bất động sản. Tin học hóa hệ thống thông tin đất đai để đăng kí đất đai được liên thông cả nước, truy cập mọi nơi.

Bảy là, tìm kiếm nguồn vốn tạo quỹ hỗ trợ lãi suất cho phát triển nhà giá thấp. Tìm kiến các nguồn khả đụng dể hình thành các quy hỗ trợ đầu tư bất động sản giá thấp tương tự như gói 30 nghìn tỷ những năm 2013-2016.

Tám là, rà soát, chế tài các dự án bất động sản chậm triển khai hoặc không triển khai để thu hồi nguồn lực đất đai vào phát triển kinh tế. Đây là thể hiện quyết tâm và tính khả thi của quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản theo hướng công khai, minh bạch, dự báo được đi liền với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, chế tài tất cả các hoạt động của thị trường bất động sản.

Theo PGS. TS Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Diễn đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên