3 kiểu hàng xóm chớ lại gần, 3 kiểu người thân nên tránh mặt để cuộc sống được yên ổn
Hãy xem đặc điểm nhận diện 3 kiểu hàng xóm và 3 kiểu người thân nên giữ khoảng cách này là gì để tránh không va chạm trong cuộc sống hàng ngày.
- 31-07-202085 giờ làm việc mỗi tuần không phải là yếu tố duy nhất tạo nên Elon Musk: Đây là chiến lược phát triển tư duy trong mọi lĩnh vực từ góc nhìn của một tỷ phú
- 30-07-2020Nắm được quy tắc" 4 KHÔNG", khó khăn nào cũng có thể xoay chuyển, trong hiểm nguy lại gặp quý nhân: Bạn rất nên học hỏi!
- 29-07-2020Chỉ với 1 nguyên tắc duy nhất, cuộc đời của bạn có thể xoay chuyển: Đừng cố thay đổi thế giới, nhiệm vụ lớn nhất là thay đổi chính mình
- 25-07-2020Cuộc đời cũng giống như leo núi: An yên, hạnh phúc hóa ra luôn ở ngay bên cạnh, người biết điểm dừng cuộc sống sẽ trọn vẹn hơn
Trong Luận ngữ- Quý Thị tập có nói: "Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu. Hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn, ích hĩ. Hữu tiện tích, hữu thiện nhu, hữu tiện nịnh, tổn hĩ".
Khổng Tử cho rằng, kết bạn nên chọn những người chính trực không vụ lợi, khoan dung, chân thành và hiểu biết sâu rộng mà chơi, vì đây là những người có ích với ta. Nếu như kết giao với người a dua xu nịnh, những người xảo ngôn, sẽ tổn hại đến đức hạnh của ta.
Kết giao bạn bè phải thật thận trọng. Kể cả trong các mối quan hệ khác, chúng ta cũng phải thận trọng mà hành sự, ví dụ như trong mối quan hệ với hàng xóm và họ hàng.
Không giống với việc tự do chọn lựa trong các mối quan hệ bạn bè, với hàng xóm và người thân, nhiều khi chúng ta không có quyền lựa chọn. Tục ngữ có câu: "3 hàng xóm không kết, 3 họ hàng không giao", vậy phải chung sống với hàng xóm và họ hàng thế nào đế ấm êm yên ổn? Những người nào chúng ta nên tránh? Dưới đây là lời khuyên mà từ xa xưa, cổ nhân đã truyền dạy lại cho chúng ta:
3 kiểu hàng xóm chớ lại gần
1. Người thích đâm bị thóc, chọc bị gạo
"Tôi kể cho chị chuyện này, chị đừng có nói cho ai biết đấy!"
"Chị còn không hiểu tính tôi à, nói đi, tôi tuyệt đối sẽ không kể cho ai biết đâu".
Hẳn có rất nhiều người đã từng nghe hoặc nói những lời trên, đặc biệt là từ các bác gái tụ tập tán chuyện với nhau. Chủ đề bàn tán của họ chủ yếu xoay quanh chuyện thiên hạ, nhà người ta.
Ảnh minh họa.
Nói chuyện thường ngày không nói làm gì, nhưng có những người hàng xóm, trước mặt người này là một chuyện, sau lưng họ lại là một phiên bản khác.
Trước mặt người ta toàn nói lời hay ý tốt, sau lưng người ta lại đâm bị thóc, chọc bị gạo, nói xấu người ta đủ điều.
Kiểu hàng xóm này rất đáng sợ, bởi đó là một dạng biểu hiện của người thiếu đạo đức, nội dung chủ đề của họ đã vượt ra khỏi phạm vi câu chuyện gia đình thường ngày. Gặp kiểu hàng xóm thế này, chúng ta vẫn nên hạn chế tiếp xúc thì hơn.
2. Người không muốn giúp đỡ người khác
Tục ngữ có câu: "Anh em xa không bằng láng giềng gần". Giữa hàng xóm với nhau, ai cũng có lúc này lúc kia, không tránh được những lúc phải nhờ vả lẫn nhau nên lúc gặp khó khăn, có thể giúp nhau được thì cứ giúp.
Nhưng cũng có vài người hàng xóm, khi họ có chuyện cần nhờ bạn, không cần biết bạn có năng lực, thời gian hay không họ đều mở miệng đưa ra yêu cầu giúp đỡ.
Nếu bạn không giúp được họ, không chừng họ còn giận bạn. Hơn nữa, dù bạn có giúp đỡ họ, bạn cũng chẳng nhận được cảm kích của họ. Có khi họ còn cho sự giúp đỡ của bạn là điều đương nhiên.
Nhưng khi gia đình bạn gặp chuyện, muốn nhờ họ giúp đỡ họ lại viện ra hàng tá lý do để từ chối, thậm chí còn xa lánh bạn. Đối với kiểu hàng xóm này, chúng ta tốt nhất nên tránh.
Ảnh minh họa.
3. Người có tâm địa hẹp hòi
Giữa hàng xóm với nhau, khó tránh khỏi sẽ phát sinh những xích mích, hiểu lầm. Người bình thường có lẽ qua một thời gian sẽ quên đi, hai gia đình lại hòa hợp như ngày đầu.
Nhưng nếu là hàng xóm nhỏ mọn hẹp hòi, thì dù chuyện xích mích ấy có trôi qua cả tỷ năm, trong lòng họ kí ức vẫn còn mới mẻ như ngày đầu, sẽ trở thành nối oán hận cất giấu dưới đáy lòng họ.
Kiểu người này luôn thích bắt lỗi của những người khác, khiến cho mối quan hệ hàng xóm ngày càng trở nên bế tắc. Cuối cùng hai bên chỉ có thể trở thành người lạ từng quen.
3 kiểu người thân không kết giao
1. Người mượn tiền không trả
Họ hàng có quan hệ máu mủ đều như người một nhà. Giữa người nhà với nhau, giúp đỡ lẫn nhau là chuyện bình thường. Nhưng giúp đỡ cũng chỉ giới hạn trong lúc nguy cấp, chứ không bao gồm cả cứu đói. Đặc biệt là khi cho mượn tiền, nhất định phải thận trọng.
Có những người họ hàng, thấy bạn làm ăn phát đạt thì lũ lượt tìm đến cửa, bắt quàng làm thân. Để có thể mượn được tiền hoặc nhờ cậy bạn giúp đỡ, họ thường tỏ ra biết điều, nói gì nghe nấy, mặt mày niềm nở.
Nhưng mượn tiền xong, đến khi bạn đòi tiền, họ lại phớt lờ chuyện trả nợ. Khi ấy trong miệng họ, bạn sẽ biến thành kẻ vô tình vô nghĩa. Gặp phải người họ hàng như vậy, vẫn nên ít giao du qua lại thì hơn.
2. Người ham ăn biếng làm
Một người cả ngày chỉ biết ăn không ngồi rồi, oán trời trách đất, không có chí tiến thủ, vậy thì chúng ta càng nên cách người này xa một chút.
Không sợ người kém cỏi, chỉ sợ người không có khát vọng phấn đấu. Một người bình thường, chỉ cần trong họ có hoài bão và sự kiên trì nỗ lực cũng có thể có được cuộc sống hạnh phúc.
Ngược lại, một người tài trí hơn người nhưng nếu chơi bời lêu lổng thì đến mỏ vàng cũng cạn. Người như vậy tất sẽ bị xã hội đào thải, trở thành kẻ hèn yếu vô dụng.
3. Người hay nịnh hót
Ông cha ta từng nói: "Kẻ nghèo ở thành thị sầm uất không người ngó, người giàu trong núi sâu có kẻ thăm".
Khi bạn thành đạt, có khi cô bảy dì tám nào đó hay vài người họ hàng xa tít mù khơi cũng sẽ đến làm thân bằng được với bạn.
Nhưng khi bạn sa sút, cho dù bạn chủ động đến cửa hỏi thăm họ cũng chưa chắc cho bạn sắc mặt tốt.
Gặp phải người họ hàng kiểu này, qua lại được thì qua lại, không qua lại được thì nên cắt đứt.
Dù là hàng xóm hay họ hàng, trong giao tiếp thường ngày đều nên đối xử với nhau thẳng thắn thành thật. Phải biết nhìn vào ưu điểm của người khác, học được cách khoan dung với người khác, thì mới có thể chung sống hòa hợp với họ.
Nhưng nếu gặp phải 6 kiểu người trên, chúng ta vẫn nên làm theo Khổng Tử nói: "Đạo bất đồng bất tương vi mưu" hay như câu "chim sẻ sao biết được chí chim hồng", nghĩa là người không cùng quan điểm, chí hướng thì không thể nói chuyện, thương lượng hay đàm đạo được, nên tránh gần gũi với họ thì hơn.
Trí thức trẻ