3 loại rau củ giúp làm giảm huyết áp cực tốt, thích hợp cho người trẻ bị huyết áp cao, tăng huyết áp đột ngột
Tình trạng huyết áp cao, tăng huyết áp đột ngột ngày nay không còn quá xa lạ với người trẻ. Để làm giảm huyết áp hiệu quả, bạn có thể sử dụng 3 loại rau củ quen thuộc này.
- 03-09-2021Cứ giữ 3 thói quen xấu khi ăn uống, sớm muộn bạn cũng mắc bệnh về dạ dày
- 02-09-2021Rộ trào lưu massage tay đơn giản, được quảng cáo chữa vô số bệnh: Chuyên gia nhận định thế nào?
- 02-09-20215 loại nước sẽ hóa thành "độc tố" khi uống chung với thuốc, làm mất tác dụng điều trị khiến bệnh mãi chẳng khỏi
Nếu đã đi tiêm vắc xin phòng Covid-19, bạn sẽ thấy rằng có một số người dù trẻ tuổi, khỏe mạnh, không có bệnh lý nền hay tiền sử dị ứng nhưng lại không thể được tiêm ngay mà phải hoãn tiêm bởi lý do... huyết áp cao. Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp đột ngột vì một cảm xúc nào đó, chẳng hạn như lo lắng, ngày nay rất phổ biến ở người trẻ tuổi.
Huyết áp cao có thể gây ra các triệu chứng thường gặp gồm chóng mặt, nhức đầu, căng cổ, mệt mỏi và đánh trống ngực. Huyết áp chỉ tăng sau khi mệt mỏi, căng thẳng đầu óc và thay đổi tâm trạng, và nó trở lại bình thường sau khi nghỉ ngơi.
Khi diễn biến của bệnh kéo dài, huyết áp sẽ tiếp tục tăng lên đáng kể, dần dần xuất hiện các triệu chứng khác nhau, lúc này được gọi là tăng huyết áp mãn tính. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của tăng huyết áp mãn tính bao gồm nhức đầu, chóng mặt, kém chú ý, giảm trí nhớ, tê bì chân tay, tăng tiểu đêm, đánh trống ngực, tức ngực, mệt mỏi...
Bệnh tim, não, mạch máu, thận, đột quỵ... đều là những căn bệnh có thể được gây ra bởi chứng huyết áp cao. Để hạ huyết áp, chúng ta vẫn phải bắt đầu với chế độ ăn uống. Nhiều loại thực phẩm thường ngày chúng ta vẫn dùng thực tế lại là "thuốc hạ huyết áp" từ thiên nhiên cực tốt mà ít ai biết tới, dưới đây là 3 loại điển hình nhất.
1. Cần tây
Cần tây có vị ngọt, tính mát, không độc, có công dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu, mát huyết, điều kinh. Bệnh nhân cao huyết áp bị nhức đầu và sưng não, mặt đỏ bừng, xúc động hưng phấn, có thể rửa sạch cần tây tươi cả lá và rễ, chần qua nước sôi trong 2 phút, giã lấy nước cốt để uống, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, ngày 2 lần. Làm như vậy có thể làm giảm huyết áp và các triệu chứng của nó cũng biến mất.
Ngoài ra, trong bữa cơm hàng ngày, bạn cũng nên thường xuyên ăn thêm cần tây, tảo bẹ, hành tây… sẽ mang lại công dụng hạ huyết áp.
2. Hạt lạc
Giá trị nổi bật của lạc là chứa nhiều axit béo không no cần thiết cho cơ thể con người, nhưng xét cho cùng, chúng có hàm lượng chất béo cao, calo cao và tạo cảm giác béo ngậy.
Trong giấm có nhiều axit hữu cơ nên ngâm lạc trong giấm hơn 1 tuần, và ăn 7 đến 10 hạt lạc ngâm giấm mỗi đêm trong 1 tuần, có thể làm giảm huyết áp, làm mềm mạch máu và giảm cholesterol.
Tuy nhiên, cần lưu ý lượng ăn vừa phải, tối đa chỉ 10 hạt và súc miệng kịp thời sau khi ăn, nếu không sẽ có hại cho răng miệng. Hoặc bạn có thể ăn lạc không (chín hay sống đều mang lại kết quả tốt).
3. "Lớp áo" của hạt lạc
Thành phần dược chất của "lớp áo" lạc (lớp vỏ màu đỏ bao quanh hạt lạc) chủ yếu là flavonoids, đại diện là luteolin và saccharol. Luteolin có tác dụng hạ huyết áp, hạ lipid máu, kháng khuẩn và điều trị bệnh tim mạch vành. Vì vậy, dùng nước sắc vỏ lạc sẽ giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, tăng lipid máu.
Cách thực hiện là cho "lớp áo" lạc vào nồi lớn, đun sôi khoảng nửa tiếng, cho vào phích, uống thường xuyên. Lưu ý, nếu đun quá lâu sẽ làm mất chất luteolin, nên tắt lửa khi nước sôi. Để tránh làm hao hụt nguyên liệu, bạn có thể nhanh chóng rửa sạch vỏ lạc với nước, để khô một lúc rồi bóc vỏ, hạt lạc đã bóc "áo" cũng có thể tăng cường tác dụng giảm huyết áp như đã nêu ở trên.
Nguồn và ảnh: NDTV, Eat This, Asia One
Pháp luật và Bạn đọc