3 loại ung thư có dấu hiệu sớm là đau lưng kéo dài, tiếc là ai cũng bỏ qua vì tưởng bệnh vặt
Đau lưng thường do vận động quá sức hoặc nhiều lý do khác, nhưng theo y học, đó cũng là dấu hiệu sớm của 3 loại ung thư nguy hiểm.
- 19-10-2022Người phụ nữ cùng lúc mắc 2 bệnh ung thư, bác sĩ nói nguyên nhân từ món ăn mà nhiều người thích
- 17-10-2022Người đàn ông bị đau bụng âm ỉ kèm táo bón, đi khám bất ngờ phát hiện ung thư đường tiêu hóa
- 17-10-2022Những người có 10 thói quen này tế bào ung thư sẽ luôn tránh xa
- 17-10-2022Loại nước ép vừa chống ung thư, vừa tốt cho da
Ung thư là căn bệnh diễn ra âm thầm ở giai đoạn đầu, càng về sau sẽ càng phá hủy sức khỏe nhanh chóng. Đến giờ vẫn chưa có thuốc đặc trị ung thư hiệu quả mà chỉ điều trị kéo dài thời gian sống.
Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, cũng như phát hiện sớm những bất thường để cải thiện khả năng điều trị và tăng khả năng sống sót. Việc đơn giản nhất mà bạn cần làm ngay bây giờ chính là để ý bản thân, nhận biết sớm những dấu hiệu ban đầu của ung thư để kịp thời đi khám.
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, hiện tại vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn.
Theo các chuyên gia tại trường Đại học Y Yale (Mỹ), một trong số những dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm chính là đau lưng. Đáng tiếc rằng, nhiều người thường bỏ qua hoặc chủ quan vì đây là tình trạng bình thường khi hoạt động quá sức. Một khi cơn đau lưng trở nặng mãi không khỏi thì hãy cảnh giác với 3 loại ung thư này.
Đau lưng là dấu hiệu sớm của 3 loại ung thư sau
1. Ung thư bàng quang
Bàng quang là cơ quan hình quả bóng ở vùng xương chậu, chứa nước tiểu. Ung thư bàng quang xuất phát từ các tế bào lót bên trong của bàng quang, dần dần di căn và gây bệnh nhanh chóng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất vẫn là ở người cao tuổi. Loại ung thư này thường được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.
Các chuyên gia y tế tại Đại học Y Yale cho biết, đau lưng dưới chính là dấu hiệu khá rõ nét của ung thư bàng quang. Khi loại bệnh này phát triển, các tế bào ác tính sẽ di căn ra xung quanh và lan sang lưng, từ đó gây đau lưng dưới dữ dội. Nếu bạn đã nghỉ ngơi, xoa bóp và vẫn không hết đau lưng thì hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán ngay.
Đau lưng có thể là do tế bào ung thư bàng quang lan dần ra sau lưng.
2. Ung thư tuyến tụy
So với các dạng ung thư khác, ung thư tuyến tụy là căn bệnh tuy ít gặp nhưng độ nguy hiểm lại rất cao. Trong giai đoạn đầu, các tế bào ác tính sẽ tăng sinh cực nhanh và di căn mạnh tới các cơ quan khác. Tuy nhiên bệnh lại không có dấu hiệu cụ thể nào, làm cho tỷ lệ sống sót và điều trị xuống rất thấp.
Theo Teresa Hagan Thomas – tiến sĩ tại trường Điều dưỡng Đại học Pittsburgh (Mỹ), một triệu chứng phổ biến của ung thư tuyến tụy là đau âm ỉ ở vùng lưng trên hoặc lưng giữa. Nguyên nhân là do khối u hình thành ở thân hoặc đuôi của tuyến tụy, khi phát triển sẽ chèn lên cột sống và gây đau lưng.
Ung thư tuyến tụy sẽ gây đau ở lưng trên hoặc lưng giữa.
3. Ung thư phổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng như thương tích, đau cơ… nhưng khi điều trị mãi không hiệu quả, bạn hãy nghĩ đến nguy cơ mắc ung thư phổi. Theo Fred Aleskerov – chuyên gia sức khỏe công tác tại Phòng khám Đa khoa Kernodle West (Mỹ), đây là dấu hiệu bạn tuyệt đối không được chủ quan kẻo bệnh trở nặng.
Theo ông, ung thư phổi có thể gây ra triệu chứng đau lưng khi khối u chèn ép trực tiếp lên cấu trúc vùng thắt lưng, hoặc kích thích lên các dây thần kinh đi qua ngực nhưng não bộ lại tiếp nhận như một cơn đau lưng. Khoảng 30-40% bệnh nhân ung thư phổi di căn xương có hiện tượng đau lưng trầm trọng.
Ung thư phổi hoàn toàn có thể làm bạn đau lưng không rõ lý do.
Cần làm gì để giảm đau lưng hiệu quả?
Gần như tất cả mọi người đều bị đau lưng tại một số thời điểm trong cuộc sống. Theo thống kê, rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cột sống và dẫn đến đau lưng, cản trở đến sinh hoạt và sức khỏe của bạn. Ngay lúc này, hãy làm theo một vài cách sau để cơn đau lưng giảm bớt:
- Khi đau lưng do vận động hay chấn thương, bạn hãy bọc đá lạnh vào túi mềm rồi chườm tại vị trí đau, làm khoảng 20 phút/lần, làm nhiều lần trong ngày.
- Hãy điều chỉnh lại tư thế làm việc, ngồi thẳng lưng để giảm áp lực đè lên cột sống. Khi mang vác vật nặng hãy ôm sát vật vào người, nâng hoặc đặt vật xuống chỉ dùng cử động của tay chân chứ không dùng cử động của lưng.
- Hạn chế ngồi xổm và các tư thế làm gấp cột sống. Khi ngủ hãy nằm thẳng, đừng nằm cong lưng vì sáng dậy sẽ đau ê ẩm.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể phục hồi nhanh, giảm đau hiệu quả. Nên ăn nhiều các món giàu vitamin D, chất xơ, chất chống viêm…
Hãy vận động và làm việc đúng tư thế để hạn chế đau lưng.
Theo Indiatimes, Healthline
Tổ quốc