3 nguyên tắc vàng trong quản lý và thu phục nhân tài: Doanh nghiệp muốn thành công thì lãnh đạo nhất định phải biết điều này
Trong công việc quản lý, mọi hành động có ý nghĩa hơn mọi lời nói suông, mọi quyết định đều cần có cái nhìn tổng quát và hướng tới mục tiêu vì con người.
- 15-05-2018Làm giàu không bao giờ muộn: Đây là 5 doanh nhân “vụt sáng” và thành công khi chẳng có tiền hay thành tựu gì ở tuổi 30
- 15-05-2018Làm việc theo lịch trình và làm việc theo cảm hứng, cách nào mới dẫn đến thành công?
- 14-05-2018Bài học thành công Steve Jobs nhận được từ cha nuôi: "Con cần sơn mặt sau của hàng rào"
Để trở thành một lãnh đạo giỏi, tư chất thông minh và bản lĩnh thôi chưa đủ. Ba nguyên tắc cơ bản này chính là bí quyết giúp các nhà lãnh đạo kinh nghiệm thu phục được nhân tài, đối mặt với các thách thức và giải quyết triệt để mọi vấn đề:
Quy tắc thứ nhất: Con người là nhân tố quyết định thành công
Các doanh nghiệp lớn bao giờ cũng được xây dựng bởi những con người kiệt xuất nhất. Điều đó có nghĩa là, nếu muốn vận hành công ty một cách hiệu quả thì bạn cần tập trung phát triển vào yếu tố con người trước tiên. Nó cũng có nghĩa là cần phải làm cho mọi nhân viên hiểu và cùng nhau chia sẻ giá trị chung, cốt lõi của công ty, hoặc sẵn sàng để họ ra đi nếu không đạt được điều đó.
Để những người giỏi ra đi có vẻ là một điều không mấy dễ dàng nhưng là cần thiết để tạo dựng được lòng tin trong một tổ chức. Sau đó, khi bạn tìm được người phù hợp hơn cho một vị trí nào đó, hãy giúp họ phát huy tối đa khả năng bằng các khóa huấn luyện và thực hành.
Một mẹo nhỏ khác nhưng khá hiệu quả đối với việc tạo dựng lòng tin đối với nhân viên là: Hãy thể hiện sự quan tâm đến nhân viên của bạn bằng cách thường xuyên xuống thăm văn phòng và chỉ ra cho họ thấy họ đã đóng góp nhiều như thế nào cho công ty. Sau mỗi thành công, hãy tổ chức một buổi tiệc kỉ niệm nhỏ.
Quy tắc thứ 2: Hành động có ý nghĩa hơn mọi lời nói suông
Trong tình huống, một người đồng nghiệp không may qua đời. Người lãnh đạo bình thường chia sẻ nỗi buồn, sự mất mát với gia đình đồng nghiệp thông qua điện thoại và gửi những lời chia buồn sâu sắc nhất qua các lá thư. Có lẽ, đó chính xác là điều mà người ta trông đợi một người lãnh đạo sẽ làm.
Tuy nhiên, một người lãnh đạo tài năng lại có cách cư xử khác. Anh lặng lẽ đáp một chuyến bay đến thăm gia đình bạn, dành thời gian cùng họ để tang người đã khuất. Anh cũng lặng lẽ thu xếp một xuất học bổng dành cho con của người đồng nghiệp, giúp gia đình họ một chút để đỡ khó khăn hơn khi thiếu vắng một người thân.
Cả hai vị lãnh đạo đều có ý định tốt đẹp và mong muốn xoa dịu nỗi đau. Tuy nhiên cách họ thể hiện không giống nhau: Một người trò chuyện an ủi còn một người hành động. Rõ ràng, một hành động cụ thể đôi khi có ý nghĩa hơn nhiều so với mọi lời nói. Một lãnh đạo có tâm thực sự luôn cố gắng thể hiện giá trị và những mối quan tâm của mình thông qua các việc làm cụ thể nhiều hơn.
Quy tắc thứ 3: Nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ
Trong cuộc sống hàng ngày cũng như công việc, có rất nhiều sự việc phức tạp buộc chúng ta phải có kĩ năng giải quyết vấn đề tốt. Một sự việc bất kỳ dù lớn hay nhỏ nhưng để tìm được phương pháp giải quyết một cách khoa học thì việc trước tiên bạn phải hiểu rõ được nguồn gốc của việc đó. Đừng gò bó mình trong khuôn khổ, hãy nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau sẽ giúp cho bạn thấy được điểm mấu chốt.
Điểm làm nên khác biệt giữa một nhà phê bình và một nhà lãnh đạo là: nhà phê bình thường nhìn thấy vấn để trong mọi sự việc, còn người lãnh đạo nhìn thấy cả điểm tích cực lẫn hạn chế để tìm ra cách giải quyết. Tập nhìn nhận vấn đề theo hướng tổng thể sẽ giúp bạn đưa ra được đánh giá tích cực, khách quan và có hướng giải quyết linh hoạt, đột phá hơn.
INC