img
3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 1.

3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 2.

Đột phá bởi từ trước đến nay BĐS nghỉ dưỡng chưa từng có chính sách cam kết lợi nhuận, kể từ hồi cuối 2014 tập đoàn Vingroup đã tiên phong áp dụng mô hình này. Đó là chính sách cam kết lợi nhuận tối thiểu 8%/năm (bằng USD) kéo dài 10 năm.

Khi đó, hai kênh đầu tư là vàng và chứng khoán lại bấp bênh nên ngay lập tức biệt thự biển mà Vingroup tung ra thị trường đã hút một lượng tiền cực lớn trong năm 2015. Minh chứng là, doanh số bán biệt thự biển có cam kết lợi nhuận của Vingroup tăng đột biến và chiếm lĩnh thị trường.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2015 Vingroup đã bán ra 1554 BĐS nghỉ dưỡng chiếm 98% thị phần (chủ yếu ở Phú Quốc, Đà Nẵng và Nha Trang). So với 2014, riêng ở Phú Quốc số giao dịch tăng gấp 850 lần và ở Đà Nẵng gấp 26 lần.

3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 3.

                                                            Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang - Vingroup

Riêng với biệt thự biển, năm 2015 Vingroup bán được 990 căn và năm 2016 là 475 căn. Giá biệt thự dao động từ 15 – 35 tỷ đồng. Ước tính giá trị trung bình khoảng 18 tỷ đồng/căn biệt thự, thì với gần 1500 căn bán ra trong 2 năm qua có thể hình dung được Vingroup đã hút khoảng 26.000 tỷ vào phân khúc này.

Từ bước đột phá này kéo theo nhiều đại gia khác đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng khắp nơi tạo nên cú bứt phá ngoạn mục cho thị trường nghỉ dưỡng. Thống kê của liên minh sàn BĐS G5, cho thấy trong năm 2016 đã có khoảng 12.000 căn hộ condotel và 5.000 biệt thự biển được chào bán mới từ hơn 40 dự án khắp cả nước.

3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 5.

Nói như G.S Đặng Hùng Võ, phân khúc đi đầu trong thị trường năm qua là BĐS nghỉ dưỡng, đã hút được nguồn vốn đầu tư rất lớn. Ông Võ ví von " ai lôi được 500 tấn vàng của dân thì người đó chiến thắng. Và có vẻ đó là các DN triển khai BĐS nghỉ dưỡng."

Thực tế, năm 2016 BĐS nghỉ dưỡng đã thực sự bùng nổ. Dẫn dắt "cuộc chơi" là Vingroup, Sungroup và FLC Group. Cả 3 "ông lớn" này đều đầu tư rất mạnh vào những nơi có tiềm năng du lịch như Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh, Quy Nhơn, Sapa…

Khác với 2015, năm 2016 Vingroup không còn thống lĩnh ở loại hình biệt thự nghỉ dưỡng mà "miếng bánh" đã được san đều sang FLC và Sungroup.

Trong đó, quy mô sản phẩm nghỉ dưỡng của FLC hiện nay với 2.500 căn condotel có giá từ 1-5 tỷ, trong đó ở Quy Nhơn 1.200 căn, Sầm Sơn 750 căn và Hạ Long 600 căn. Villa biển (có giá 8-40 tỷ tùy vị trí và từng loại diện tích từ 700m2 đến 2000m2) và biệt thự phố biển (4-15 tỷ) có quy mô 1400 căn, trong đó lớn nhất ở Quy Nhơn với 645 căn, Sầm Sơn 501 căn và Hạ Long 245 căn. Ngoài ra FLC đang phát triển 4 sân golf 18 hố cũng ở những địa phương này.

FLC cũng đang đẩy mạnh việc hút dòng tiền vào phân khúc này với nhiều chính sách khá đột phá. Chẳng hạn như mua biệt thự biển được tặng condotel hoặc nhà liền kề, mua condotel được tặng sổ tiết kiệm trị giá 200-700 triệu...

Tuy nhiên, Vingroup lại mở rộng sang căn hộ condotel với tổng lượng giao dịch khoảng gần 3.000 căn, và hàng trăm căn biệt thự biển.

Giá mỗi căn condotel dao động từ 2 tỷ đến 5 tỷ đồng, ước tính trung bình vào khoảng 2,7 tỷ đồng/căn. Như vậy, nhẩm tính sơ bộ riêng Vingroup năm 2016 cũng đã hút cỡ 18.000 tỷ ở phân khúc này (trong đó condotel khoảng hơn 8000 tỷ). Số liệu ghi nhận từ 1 công ty chứng khoán cho thấy, 2016 Vingroup ghi nhận doanh thu từ biệt thự nghỉ dưỡng khoảng 4.900 tỷ.

3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 6.

FLC Sầm Sơn, Thanh Hóa

Khu nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn

Trong khi Vingroup tiên phong và chiếm lĩnh thị trường Phú Quốc, Nha Trang và Đà Nẵng trong 2 năm qua, thì đến 2016 FLC bứt phá nhanh khi đầu tư rất nhanh ở nhiều địa phương có tiềm năng du lịch như Sầm Sơn, Quy Nhơn, Hạ Long...Với 6 dự án quy mô lớn đã và đang triển khai xây dựng, tổng số vốn đăng ký đầu tư lên tới 30.000 tỷ FLC đang cho thấy là đối thủ bám đuổi quyết liệt với Vingroup.

Quy mô sản phẩm nghỉ dưỡng của FLC hiện nay khá lớn với 2.500 căn condotel có giá từ 1-5 tỷ, trong đó ở Quy Nhơn 1.200 căn, Sầm Sơn 750 căn và Hạ Long 600 căn. Villa biển (có giá 8-40 tỷ tùy vị trí và từng loại diện tích từ 700m2 đến 2000m2) và biệt thự phố biển (4-15 tỷ) có quy mô 1400 căn, trong đó lớn nhất ở Quy Nhơn với 645 căn, Sầm Sơn 501 căn và Hạ Long 245 căn. Ngoài ra FLC đang phát triển 4 sân golf 18 hố cũng ở những địa phương này.


Bên cạnh chuỗi nghỉ dưỡng Vinpearl, giai đoạn 2015 – 2016 còn nổi lên nhiều khu nghỉ dưỡng được đánh giá cao của FLC. Làm được điều này, theo ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC công ty đã thực hiện triệt để triết lý "5 không", đó là: Không xin dự án, không làm chung, không làm nhỏ mà phải làm lớn, không làm chậm và không mua lại dự án.

Số lượng giao dịch BĐS nghỉ dưỡng 2016 của FLC vào khoảng 1.000 sản phẩm, trong đó chủ yếu là biệt thự. FLC ước tính doanh số từ hạng mục biệt thự ở Sầm Sơn khoảng 7.000 tỷ. Ngoài ra, FLC còn có khoảng 327 căn condotel và 90 căn biệt thự sang trọng ở FLC Quy Nhơn, và 235 căn biệt thự tại FLC Hạ Long đang được tung ra thị trường.

Khác với Vingroup và FLC rầm rộ tung ra các sản phẩm thì Sungroup lại đầu tư vào mảng giải trí nhiều hơn. Nhiều khu du lịch nổi tiếng đã hình thành như Bà Nà Hills, Sun World Ha Long Park, Asia Park, Fantasy Park cùng hệ thống cáp treo đồ sộ đạt nhiều kỷ lục thế giới như Fansipan, Bà Nà, Nữ Hoàng và sắp tới là Hòn Thơm,…với khoảng hơn 30.000 tỷ được đầu tư vào những khu du lịch này.

Khu nghỉ dưỡng Danang Village Premier Resort - Tập đoàn Sungroup

Số lượng biệt thự và condotel mà tập đoàn này tung ra thị trường ước tính khoảng trên dưới 1000 sản phẩm. Chẳng hạn ở Phú Quốc, Sungroup chỉ xây dựng 160 căn biệt thự và khoảng 500 căn condotel. Nhưng biệt thự của Sungroup có giá trị khá cao dao động khoảng 1 – 1,5 triệu USD (khoảng 22 đến 30 tỷ) và căn hộ condotel khoảng 3 tỷ đồng. Với quy mô khoảng 1000 sản phẩm thì lượng tiền đổ vào BĐS nghỉ dưỡng của Sungroup ước tính không dưới 10.000 tỷ.

Như vậy, ước tính trong khoảng 2 năm qua chỉ riêng 3 ông lớn địa ốc này đã hút không dưới 70.000 tỷ, riêng Vingroup chiếm hơn 60%.

Bên cạnh 3 "ông lớn" này, thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ với rất nhiều đại gia khác bám theo như CEO Group, BIM Group, Empire Group, Hòa Bình,…đem lại những lợi ích không nhỏ cho cả chủ đầu tư và khách hàng.

3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 10.

Làng Pháp, Bà Nà Hills (Đà Nẵng) - Sungroup


3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 11.

Tiềm năng du lịch tăng trưởng cao được cho là lý do chính khiến nhiều đại gia địa ốc lao vào BĐS nghỉ dưỡng. Mới đây, Bộ chính trị đã ra nghị quyết đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn vào 2030.

Để đạt được mục tiêu này cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú cần được đầu tư mạnh hơn nữa nhằm hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước đạt khoảng 17-20 triệu lượt khách quốc tế và 82 lượt khách nội địa vào 2020. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 35 tỷ USD (ngang với Malaysia và bằng 1 nửa Thái Lan hiện nay).

3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 12.

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đang ở mức cao với 10,2%/năm đối với khách quốc tế và khách nội địa đạt 11,8%/năm. Năm nay lượng khách quốc tế đã cán mộc 10 triệu lượt gấp 4,3 lần so với năm 2001; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt người, tăng 5,3 lần so với năm 2001; đóng góp trực tiếp ước đạt 6,8% GDP, cả gián tiếp và lan toả đạt 14% GDP.

3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 13.

Đây là cơ hội cho các nhà phát triển BĐS nghỉ dưỡng tự tin đầu tư vào cơ sở vật chất và lưu trú cao cấp cho ngành du lịch, và có thể đảm bảo mức cam kết lợi nhuận cho các nhà đầu tư cá nhân.

Bởi bản chất bất động sản nghỉ dưỡng là "sản phẩm tài chính", là kênh đầu tư dài hạn. Với chính sách cam kết lợi nhuận cao hơn hẳn những kênh khác, BĐS nghỉ dưỡng tạo "sóng" với lượng giao dịch tăng chóng mặt là điều dễ hiểu.

3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 14.


3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 15.

Khu biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc - Vingroup

Theo ông Trương Lê Quân – Quản lý Đầu Tư, Savills Hà Nội: "Thị trường Việt Nam đang thiếu các sản phẩm cam kết lợi nhuận cố định như trái phiếu, các chứng chỉ quỹ cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do vậy, BĐS nghỉ dưỡng ra đời đúng thời điểm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư cá nhân, có tiền nhàn rỗi. Các nhà đầu tư đều bị hấp dẫn bởi 2 yếu tố: vừa tích lũy tài sản vừa kèm theo thu nhập sinh lời cố định hàng năm".

Những lợi ích này nhanh chóng được các nhà đầu tư nhận ra. Tuy nhiên, lợi nhuận loại hình này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, tiện ích, trang thiết bị…đặc biệt quan trọng là đơn vị quản lý và khai thác có uy tín và kinh nghiệm hay không. Do đó, lựa chọn chủ đầu tư và dự án là điểm rất quan trọng khi đầu tư BĐS nghỉ dưỡng.

Đối với chủ đầu tư: Cái được nhất đó là họ đã hút được dòng tiền khổng lồ trong bối cảnh các ngân hàng đang dần thặt chặt việc cho vay. Thay vì họ phải vay vốn từ ngân hàng với lãi suất khoảng 10%, thì họ huy động từ người dân bằng cách tạo ra "sản phẩm tài chính" này.

Và với 2 lợi ích mà nhà đầu tư hưởng lợi như phân tích ở trên, dòng tiền này càng đổ mạnh cho các chủ đầu tư giúp họ vừa có thể đẩy nhanh tiến độ dự án lại có thể giảm áp lực vốn cho các dự án của mình. Có thể nói, BĐS nghỉ dưỡng lợi cả đôi đường.

3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 16.

3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 17.

Rõ ràng, 2016 là một năm mà khuynh hướng đầu tư BĐS nghỉ dưỡng nở rộ khắp nơi. Vậy 2017 phân khúc này liệu còn khuynh đảo thị trường?

Khó để đưa ra một câu trả lời chắc chắn cho những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, với những yếu tố thuận lợi từ kinh tế vĩ mô, chính sách ưu tiên phát triển du lịch của Chính phủ, nhiều chuyên gia nhận định 2017 sẽ vẫn là năm xu hướng đầu tư BĐS nghỉ dưỡng còn phát triển.

Bởi phân sản phẩm này được cho là có ưu điểm vượt trội nhất trong các kênh đầu tư ở thời điểm hiện tại. BĐS vừa đảm bảo yếu tố bảo đảm giá trị tài sản, vừa thu được khoản lợi nhuận cố định dao động 8% đến 12%/năm kéo dài từ 5 năm đến 10 năm, trong khi các kênh đầu tư khác như: căn hộ, đất nền, chứng khoán, vàng, USD hoặc có tỷ suất sinh lời thấp hoặc "bếp bênh" chứa đựng nhiều rủi ro.

Marriott Phú Quốc Emerald Bay - Sungroup

3 “ông lớn” địa ốc hút không dưới 70.000 tỷ, tạo lập làn sóng Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam - Ảnh 19.

Ngay cả việc gửi tiết kiệm được xem là an toàn nhất cũng chỉ khoảng 4% đến 7%, khiến nhiều nhà đầu tư không mấy mặn mà. Nói như T.S Cấn Văn Lực thì bất động sản nghỉ dưỡng là kênh hạn chế được nhiều rủi ro trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, đó là cơ hội để BĐS nghỉ dường lên ngôi.

Nhiều chuyên gia trong ngành khẳng định, bất động sản nghỉ dưỡng là kênh đầu tư mang tính xã hội hóa, sinh lời cao, ổn định mang lại giá trị tiêu dùng cho xã hội và các nhà đầu tư. Đây sẽ là sân chơi lớn cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Gia Bảo
7pm
Theo Trí Thức Trẻ17/2/2017





Gia Bảo

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên