3 triệu chứng bất thường khi đi vệ sinh cảnh báo ung thư ruột "tấn công": Muốn ruột khỏe thì phải chăm thực hiện 4 điều này, đơn giản nhưng mấy ai để ý
Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của ung thư ruột nếu bỏ qua những biểu hiện bất thường này của bệnh.
- 08-03-2022Tại sao da tay, da chân "nhăn nheo" như quả nho khô sau khi tắm: Lợi hay hại? Lý do đằng sau sẽ khiến bạn phải bất ngờ!
- 07-03-2022Da chuyển vàng và 3 biểu hiện sau là dấu hiệu sớm của ung thư gan: Có chỉ dù 1 cũng nên kiểm tra ngay để không bị tử thần "đoạt mạng"
- 07-03-2022Một loại vitamin là "kẻ thù không đội trời chung" của bệnh cao huyết áp: Bổ sung đầy đủ còn giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư nhưng phải tránh 3 điều khi dùng
- 06-03-20225 loại thực phẩm là “khắc tinh” của não bộ, ăn quá nhiều khiến đầu óc ì ạch kém minh mẫn hơn hẳn
Ung thư ruột không phải là căn bệnh xảy ra bất ngờ mà các tế bào ung thư hình thành dần theo thời gian. Trong giai đoạn đầu, ung thư khởi phát ngầm từ bên trong cơ thể, những triệu chứng thường không rõ ràng. Các biểu hiện bệnh lý quen thuộc khiến nhiều người lơ là bỏ qua, để bệnh bước vào giai đoạn muộn rồi mới đi kiểm tra. Lúc này, tỷ lệ chữa khỏi bệnh đã không còn cao.
Vậy có dấu hiệu gì để nhận biết nguy cơ mắc bệnh này hay không?
4 điều bất thường phát hiện khi đi vệ sinh là dấu hiệu "cảnh báo" ung thư ruột
1. Phân sẫm màu, biến dạng, lẫn máu
Nhìn chung, màu sắc của phân bình thường chủ yếu liên quan đến thức ăn, có màu vàng nâu. Nếu đi ngoài ra phân có màu bất thường trong thời gian dài, và có lẫn máu trong phân thì rất có thể bạn đã bị ung thư ruột.
Các khối u tại đại tràng có khả năng bị cọ xát, mưng mủ và chảy máu, được đào thải ra ngoài cùng với phân dẫn đến triệu chứng đi vệ sinh ra máu. Nếu mắc ung thư ruột thì phân thải ra sẽ bị nén lại, lõm, có màu nâu.
Một số bệnh nhân cũng có thể nhận thấy phân màu đen, đây có thể là màu của máu khô. Người ta cũng thường cho rằng, có hiện tượng chảy máu bất thường trong ruột. Nếu nó xảy ra cùng với các triệu chứng như táo bón thì tốt nhất nên tầm soát ung thư ruột kết kịp thời.
2. Số lần đi vệ sinh tăng bất thường
Ảnh: Internet
Sự xuất hiện của ung thư ruột kết có thể kích thích niêm mạc ruột của bệnh nhân và gây ra những thay đổi trong thói quen đại tiện, thậm chí là các triệu chứng như tiêu chảy và táo bón. Tần suất đi vệ sinh ngày càng nhiều, số lần đi cầu trên 3 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn thì bạn nên cẩn thận hơn, kẻo ung thư đại tràng đã đến.
Sự xuất hiện của loại ung thư ruột này có khả năng gây tắc ruột, người bệnh không những bị tăng đại tiện mà còn bị táo bón lặp đi lặp lại. Vì vậy, nếu thường xuyên xảy ra những biểu hiện bất thường này khi đi vệ sinh, tốt nhất bạn nên cảnh giác và đi tầm soát càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh ung thư đại trực tràng thì càng phải chú ý, đề phòng nguy cơ mắc bệnh cao.
3. Các bất thường khác: xì hơi nhiều, đau bụng khi đại tiện
Ảnh: Internet
Sau khi xuất hiện ung thư ruột, có thể do khối u ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và phân hủy thức ăn trong ruột, làm rối loạn chức năng của ruột, gây ra hiện tượng xì hơi. Số lượng lần xì hơi tăng lên và có mùi bất thường đều cho thấy đường ruột của bạn không được khỏe mạnh. Thường xuyên bị đau bụng khi đi cầu cũng là một dấu hiệu điển hình của bệnh.
Ngoài ra, nên cẩn trọng việc giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân, thiếu máu mãn tính. Khi khối u phát triển, chất dinh dưỡng của cơ thể bị tiêu hao và các triệu chứng trên có thể xảy ra.
Nếu bạn nhận thức những dấu hiệu cảnh báo này kịp thời, bạn có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, không dẫn tới những chuyển biến nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
4 NÊN giúp ngăn ngừa ung thư ruột
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư ruột tấn công? Hãy thực hiện 4 điều sau đây để cơ thể khỏe mạnh hơn, ung thư nào cũng phải tránh xa:
1. Thay đổi thói quen xấu
Cố gắng tránh xa những thói quen và hành vi làm tổn thương cơ thể như thức khuya, uống rượu, hút thuốc.
2. Ăn uống lành mạnh
Hầu hết các bệnh liên quan đến thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, ung thư ruột cũng vậy. Do đó, muốn khỏe mạnh thì nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng. Ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ và các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn kiêng. Cố gắng ăn ít thực phẩm có nhiều đường và chất béo.
3. Điều trị sớm các bệnh về đường ruột
Hầu hết ung thư ruột là do polyp đại trực tràng. Quá trình gây ung thư của polyp tuyến phải mất một thời gian dài, do đó, cần phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời, ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Ngoài việc phòng ngừa, bạn cũng cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Thông thường, có thể thực hiện tầm soát bằng xét nghiệm máu ẩn trong phân bằng hóa chất miễn dịch, nội soi ruột kết, nội soi nang ruột kết, công nghệ chụp CT ruột kết, xét nghiệm DNA trong phân...
Việc theo dõi sức và khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp chúng ta làm tốt công tác phòng ngừa và tầm soát ung thư ruột, từ đó giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh hoặc tăng hiệu quả điều trị bệnh.
(Theo 163.com)
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần