3 tuyệt chiêu kiếm tiền của người Do Thái, hơn 2.000 năm sau vẫn là đỉnh cao bí kíp!
Người Do Thái là một dân tộc đặc biệt. Suốt hơn 2.000 năm lưu lạc, họ chưa từng đánh mất đi bản sắc của mình. Họ nổi tiếng là những người có óc kinh doanh siêu việt. Hãy thử tìm hiểu xem điều gì đã tạo nên thành công của họ?
- 06-06-2019Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới: 99% thông minh đến mấy cũng không trả lời được câu hỏi oái oăm trong câu chuyện số 2
- 01-06-2019Câu chuyện dạy con vĩ đại của người cha Do Thái: Cương quyết rèn thói KỶ LUẬT với chính mình hôm nay chính là TỰ DO và GIÀU CÓ cho bản thân ngày mai
- 11-04-2019Chủ nghĩa hà tiện của người Do Thái: Đồng tiền chưa tiêu là đồng tiền khôn, khoe hoang giàu có mới là điều ngu ngốc!
Người Do Thái có một câu nói rất hay: "Bánh sẽ không tự nhiên từ trên trời rơi xuống", ý tứ rằng mọi phần thưởng đều không phải chuyện ngẫu nhiên, đằng sau đều là có nguyên do. Nếu không đủ nỗ lực, bạn đừng bao giờ mơ mộng có được điều tốt đẹp nào bỗng dưng rơi xuống đầu.
Không biết cách suy nghĩ cho tương lai, bạn sẽ không thể có tương lai. Dù đi làm thuê cho người khác hay làm ăn riêng, nếu không biết nhìn xa trông rộng, vạch ra chiến lược, chắc chắn bạn sẽ khó làm giàu.
Người Do Thái có một công thức kiếm tiền thoạt nghe vô cùng đơn giản nhưng làm được thì quả là không dễ dàng: Thời gian + Hành động = Của cải. Nếu không bỏ thời gian động não, lao tâm khổ lực thì chẳng thể nào tạo ra của cải.
Nếu có thể tập trung tinh thần và thể lực, chuyên chú vào làm việc và biết rằng việc đó là đúng đắn thì bạn nhất định có được tài phú, của cải. Tuy nhiên sinh mệnh và năng lực của con người cũng chỉ có giới hạn, bởi vậy người Do Thái liền nghĩ: "Dùng tiền bạc để mua thời gian, dùng trí tuệ để đổi lấy biện pháp hiệu quả".
Nghĩa là thông qua việc tăng cường đãi ngộ phúc lợi để tuyển dụng nhân tài, dùng tiền để mua thời gian của họ, đổi lại những nhân tài ưu tú đó có thể kiếm tiền cho mình.
Người Do Thái còn nói: "Người nghèo cũng có thể đứng giữa những người giàu có". Họ không e sợ sự nghèo khó, mà coi nó là cơ hội để vươn lên. Đầu tiên, họ có thể đi làm thuê cho những người giàu, từ đó xây dựng quan hệ, tích luỹ kinh nghiệm và vốn liếng.
Cuối cùng, khi đã có đủ thực lực, họ dùng tiền của mình thuê lại những người tài giỏi và giàu có làm trợ thủ. Đó là lý do giải thích vì sao người Do Thái dù phải lưu lạc khắp thế giới hơn 2.000 năm, thường có thân phận thiệt thòi nhưng ở đâu cũng đều như mầm cây đội đá vươn lên.
Tính đến nay có ít nhất 160 người Do Thái đã từng đoạt giải Nobel ở hầu khắp các lĩnh vực: khoa học, nghệ thuật, chính trị, thương mại, chiếm khoảng 1/5 số giải Nobel của thế giới.
Khi đã có những nhân tài cao cấp phục vụ mình, kiếm tiền cho mình, người Do Thái áp dụng một công thức rất khoa học, vừa là động viên nhân tài, vừa là xây chắc nền tảng kinh doanh. Dưới đây là 3 "chiêu" đó:
Chiêu thứ 1: Họ đáp ứng cho những nhân sự cao cấp một mức lương và đãi ngộ cao như mơ ước.
Chiêu thứ 2: Họ đưa ra yêu cầu tuyển dụng vô cùng nghiêm khắc, khắt khe, yêu cầu những nhân viên mới phải đạt tới mức độ "ưu tú xuất sắc". Sau khi vào công ty, người mới ngay lập tức phải thích ứng với môi trường làm việc, và tạo ra thành quả cao trong công việc.
Chiêu thứ 3: Châm ngôn của người Do Thái là: "Phải tạo ra hàng loạt đội ngũ nhân tài có thể kiếm tiền cho mình, tạo ra nhân tài trên từng cương vị, mỗi vị trí công việc đều có thể thay đổi bất kỳ lúc nào giống như thay một linh kiện máy". Điều này giúp họ không bị ảnh hưởng bởi những tình huống xấu về nhân sự.
Để thực hiện được chiêu thứ 1 và thứ 2, cần phải là người dũng cảm và có tầm nhìn xa. Nó gần tương tự với công thức: "Cây gậy và củ cà rốt", thưởng phạt phân minh, khi làm tốt thì bạn có thể đòi hỏi một mức thu nhập cao hơn. Nhưng để thực hiện được chiêu thứ 3, người Do Thái đã mất thời gian suy nghĩ tới 900 năm.
("Cây gậy và củ cà rốt" (tiếng Anh: carrot and stick) là một kiểu chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế, thường được dùng bởi các nước lớn mạnh nhằm làm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. ‘Cây gậy‘ tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, ‘củ cà rốt‘ tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng).
Làm cách nào để có thể tạo ra hàng loạt nhân tài kiếm tiền cho mình?
Phương pháp của người Do Thái là: Dụng công bồi dưỡng nhân tài ở từng bộ phận trở thành người quản lý trong kinh doanh. Nghĩa là ở từng bộ phận đều sẽ có chuyên gia ở công đoạn ấy.
Tuy nhiên ở đây có một điểm, bất kể một doanh nhân thành công nào cũng đều bắt đầu từ việc làm thuê. Nhưng không có nghĩa vì thế mà họ sẽ đi làm công cả đời. Đến thời điểm chín muồi, họ sẽ tự tách ra kinh doanh độc lập, tự gây dựng sự nghiệp cho bản thân mình.
Quy trình sản xuất trong một doanh nghiệp là: Làm thuê cho người khác → Làm kinh doanh riêng → Tạo dựng doanh nghiệp riêng → Hợp tác làm ăn.
Bởi luôn thấu hiểu ý nghĩa của việc làm thuê và kinh doanh, người Do Thái luôn tạo được sự bền vững cho sự nghiệp của mình. Giữa làm thuê và kinh doanh thực sự có rất nhiều khác biệt. Người Do Thái cho rằng:
1. Làm thuê là một chút việc của một người làm cho người khác. Kinh doanh là một người làm một chút việc nào đó. Sự nghiệp là việc mà một nhóm người cùng nhau làm cả đời cũng không hết.
2. Làm thuê là việc rất nhiều người đi làm để kiếm tiền cho người khác. Kinh doanh là việc kiếm tiền của một cá nhân. Sự nghiệp là việc của một nhóm người cùng nhau thực hiện một ước mơ to lớn nào đó, tiện thể dùng nó để kiếm một số tiền dùng cả đời không hết.
3. Làm thuê chỉ có thể kiếm được một số tiền lương nhất định để duy trì cuộc sống. Kinh doanh là việc nghề nào có thể kiếm ra tiền thì làm nghề đó. Sự nghiệp là công việc cho dù có kiếm được tiền hay không vẫn phải làm, khi kiếm được tiền cũng như khi bù lỗ đều phải bình tĩnh, vui vẻ, bởi đó là sự tích lũy về tài phú và kinh nghiệm.
4. Thân phận của người đi làm thuê thì mãi mãi không thay đổi, hoàn toàn dựa vào thực lực. Kinh doanh cũng như việc khai thác mỏ tạm thời, dùng bộ não để có thể chiếm được. Sự nghiệp là việc liên tục đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực, dụng tâm để kinh doanh.
5. Làm thuê là việc làm thế nào để được ông chủ coi trọng, vận mệnh của mình là do người khác quyết định. Kinh doanh chính là mang những gì tài hoa của mình ra cho mọi người biết. Sự nghiệp là dùng để theo đuổi và khắc phục vượt qua, mãi mãi chỉ là cạnh tranh với bản thân, so sánh với bản thân của ngày hôm qua.
6. Làm thuê là phải đợi lương từng ngày, từng ngày. Kinh doanh là việc phải theo dõi thu nhập đầu vào từng ngày, từng ngày. Sự nghiệp là việc sáng tạo giá trị kinh tế từng ngày, từng ngày.
7. Làm thuê là việc đi làm giúp người khác mà không có một chút động lực cá nhân. Kinh doanh là hưng phấn tạm thời của một cá nhân. Sự nghiệp là hạnh phúc kéo dài liên tục của một nhóm người.
8. Làm thuê lấy thời gian làm trung tâm, chẳng hạn như quan tâm tới giờ vào làm và kết thúc. Kinh doanh lấy lợi nhuận làm trung tâm và chỉ có lợi nhuận là duy nhất. Sự nghiệp là sự tồn tại dựa trên việc chăm lo giúp đỡ đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người, lấy con người làm cơ bản.
9. Làm thuê chỉ cần một điều là kỹ năng. Kinh doanh chủ yếu cần phương pháp và kinh nghiệm. Sự nghiệp ngược lại cần nâng cao tâm tính và cảnh giới của con người.
10. Người làm thuê nhìn mặt ông chủ để thay đổi lời nói. Người làm kinh doanh dùng mắt, dùng tâm để nói. Sự nghiệp là thực hiện ước mơ, dùng tâm để nói.
11. Làm thuê là việc dùng thời gian để đổi lấy tiền. Kinh doanh là việc dùng thời gian và sức khỏe để đổi lấy tiền. Sự nghiệp là việc dùng thời gian ngắn nhất để xây dựng cơ nghiệp, và từ cơ nghiệp đó tạo ra thu nhập.
12. Sau khi người làm thuê về hưu thì kết thúc không còn gì nữa, bởi khi đó sức khỏe, thu nhập, danh lợi đều đã bị thu hẹp. Sau khi người làm kinh doanh về hưu là dùng tiền để mua lại sức khỏe của mình. Người có sự nghiệp sau khi nghỉ hưu thì càng có kinh nghiệm và có thể tích lũy nhiều giá trị hơn, bởi họ chính là người sáng tạo ra nó.
Dù rất có chí làm giàu nhưng người Do Thái vẫn tin vào giáo dục và tri thức. Họ cho rằng một người giáo viên thậm chí còn vĩ đại hơn cả quốc vương. Có một điều đặc biệt là người Do Thái rất yêu quý sách, thậm chí sùng bái sách, coi sách là bảo bối cả đời. Giá sách không được đặt ở đầu giường hay cuối giường, nếu không sẽ bị coi là bất kính với sách.
Họ cũng tin tưởng tuyệt đối vào Thượng Đế. Họ coi học tập chính là sự thể hiện của niềm tin vào Thượng Đế. Họ cho rằng: "Học tập là thứ giúp hành vi hướng thiện, là nguồn gốc của đức hạnh". Bởi thế, với họ, kiếm tiền không phải là mục đích đời người mà giáo dục mới là cốt lõi để cải biến số phận.
Hơn 2.000 năm lưu lạc khắp góc bể chân trời, người Do Thái bị tước đoạt tất cả thân phận, của cải, địa vị nhưng chỉ có 2 thứ là không ai đụng đến được. Đó chính là: sách và tri thức.
Năm 1947, Israel thành lập, người Do Thái phục quốc, cuối cùng cũng tìm được một mảnh đất sau hàng nghìn năm lưu lạc. Cuối cùng thì họ cũng có thể ngẩng đầu, cũng có thể sống hiên ngang với đức tin bất diệt của mình vào tri thức và Thánh Thần.
(Trích Ybox/Confessions)
Trí thức trẻ