MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 vấn đề nhà nào cũng gặp trong phòng tắm và cách xử lý nhanh gọn

14-04-2023 - 15:58 PM | Lifestyle

Gương hấp hơi nước, vách kính, vòi bám cặn canxi hay cống liên tục bốc mùi đều là vấn đề khó nhằn hầu như nhà nào cũng gặp nhưng đều có thể xử lý cực kì dễ dàng.

Vệ sinh phòng tắm hàng ngày thôi chưa đủ, nhiều người còn rất đau đầu vì những thứ nhỏ nhặt như gương hấp hơi, cống bốc mùi hay bị cặn canxi bám trên vách kính, vòi nước… Hóa ra, những vấn đề này đều đã có cách xử lý vô cùng đơn giản, từ đơn giản như tận dụng các thứ đồ có sẵn trong nhà đến triệt để hơn bằng các món đồ mua thêm, mời mọi người tham khảo phía dưới.

Gương hấp hơi nước

Mùa đông và mùa nồm như miền Bắc hiện tại, đảm bảo gương phòng tắm nhà ai cũng bám đầy hơi nước, vừa mất công lau sạch vừa dễ gây mốc hỏng.

3 vấn đề nhà nào cũng gặp trong phòng tắm và cách xử lý nhanh gọn - Ảnh 1.

Gương hấp hơi nước vừa không dùng được, vừa dễ mọc nấm mốc.

Cách xử lý đơn giản nhất chính là dùng 1 cục xà bông khô chà lên bề mặt gương, sau đó dùng khăn khô lau lại cho sạch bóng. Lớp xà bông trên gương sẽ ngăn cản hơi nước bám lên cực kì hiệu quả.

3 vấn đề nhà nào cũng gặp trong phòng tắm và cách xử lý nhanh gọn - Ảnh 2.

Hóa ra chỉ cần 1 cục xà bông khô chà lên gương rồi lau sạch lại bằng khăn là đã tạo được 1 lớp chống hấp hơi cho gương.

Tuy nhiên, cách này chỉ có tác dụng tạm thời, sau vài ngày cần làm lại 1 lần thì mới giữ hiệu quả. Ngoài ra, nếu dùng xà bông ướt chà lên gương hoàn toàn không đem lại hiệu quả như kì vọng.

1 cách khác được nhiều người tin dùng là các loại dung dịch xịt chống bám hơi nước, có cả cho kính chiếu hậu ô tô, xe máy, kính trên cửa… chứ không chỉ mỗi cho gương phòng tắm. Loại này có công dụng tương tự như dùng xà bông nhưng sẽ tiện lợi hơn, hiệu quả cũng lâu dài hơn đáng kể.

Cuối cùng, nếu thực sự muốn không bao giờ lo lắng về tình trạng hấp hơi thì nên sắm luôn 1 bộ gương tủ mới tích hợp sẵn tính năng chống hấp hơi. Chúng sử dụng mạch điện làm ấm gương từ bên trong nên sẽ khiến nước bốc hơi đi nhanh chóng, không bám lại bề mặt gương dù có ẩm ướt đến mức nào. Cách này cũng hiệu quả trong việc ngăn chặn nấm mốc mọc lên làm hỏng gương.

Ống cống bốc mùi

Dù đã vệ sinh thật kĩ nhưng vẫn thấy ống cống bốc mùi hôi thối thì vấn đề nằm sâu dưới ống cống đó. Cách đơn giản nhất là mở nắp ống cống ra, đổ lần lượt bột baking soda và dấm vào để xử lý các chất bẩn bên trong. Đợi vài phút sau rồi xả nước nóng và tận hưởng thành quả.

3 vấn đề nhà nào cũng gặp trong phòng tắm và cách xử lý nhanh gọn - Ảnh 3.

Bạn có thể thử tự khử mùi ống cống bằng dấm và baking soda, không cần thuê thợ hay máy móc cồng kềnh.

Đặc trị hơn cho các loại ống cống dùng lâu ngày là loại bột thông ống cống với tác dụng mạnh hơn, đảm bảo phân hủy rất nhiều chất bẩn, cặn hữu cơ bốc mùi ở mọi nơi. Cách dùng chỉ cần 2 bước, 1 là đổ bột vào ống cống, 2 là rót nước nóng vào đợi khoảng 10 phút và 3 là xả nước cho sạch. Lưu ý cách này bắt buộc phải dùng nước nóng để kích hoạt các hóa chất tẩy rửa trong bột, và chính vì dùng hóa chất nên sẽ tạo mùi cực mạnh, nhớ đeo khẩu trang và tránh xa ống cống khi vệ sinh.

Cuối cùng, hãy thử dùng thêm các loại dụng cụ ngăn mùi ống cống với nắp cao su bịt kín, nước chảy xuống được nhưng mùi không bay lên, yên tâm dù phía dưới cống là gì cũng không thấy hôi hám.

Cặn canxi trên vòi nước và vách kính

3 vấn đề nhà nào cũng gặp trong phòng tắm và cách xử lý nhanh gọn - Ảnh 4.

Các loại chất tẩy rửa thông thường khó mà xử lý được lớp cặn vôi, cặn canxi lâu năm.

Nước máy dù sạch đến mấy, dùng lâu ngày vẫn sẽ để lại cặn canxi trên bề mặt bồn rửa, vòi và vách kính. Mới đây cư dân mạng đã tìm ra cách xử lý nhanh gọn và cực kì dễ dàng là dùng giấy nướng (giấy để lót dưới bánh và thức ăn khi cho vào lò nướng) chà lên các vết bẩn là 1 lúc sau bề mặt lại sạch bóng như mới. Tuy nhiên, cách này sẽ chỉ có tác dụng với lớp cặn mỏng. Nếu cặn dày lâu năm đóng lại chắc chắn cần biện pháp mạnh hơn.

3 vấn đề nhà nào cũng gặp trong phòng tắm và cách xử lý nhanh gọn - Ảnh 5.

Hóa ra dùng giấy nướng (giấy nến) cũng có thể xử lý được, nhưng chỉ với lớp cặn mỏng thôi.

Bạn có thể tham khảo các loại dung dịch tẩy cặn đang bán rộng rãi trên chợ mạng như TK của Việt Nam hay Denkmit của Đức. Cả 2 đều nhận nhiều đánh giá tích cực, tẩy được tốt các loại cặn canxi trên bề mặt thép không gỉ, inox hay vách kính trong phòng tắm. Tuy nhiên, lưu ý là các vết bẩn lâu năm sẽ cần ngâm dung dịch lâu và chà thật mạnh tay trong thời gian dài mới sạch được.

3 vấn đề nhà nào cũng gặp trong phòng tắm và cách xử lý nhanh gọn - Ảnh 6.

PV

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên