MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

30 điều người xưa giáo dục con trẻ trên bàn ăn: Thoạt nghe thì thật hà khắc nhưng cha mẹ hiện đại nhất định phải tham khảo

22-12-2019 - 20:52 PM | Sống

Người xưa đã đưa ra những quy tắc khá hà khắc để giáo dục con cái trên bàn ăn, từ cách cầm đũa cho tới tư thế ngồi, từ cách xới cơm cho tới việc cầm bát...

Người xưa có câu "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Trong đó, những quy tắc về ăn uống thường được chú ý và giáo dục đầu tiên. Thế nên, mọi người cho rằng chỉ cần nhìn vào hành động của một người trên bàn ăn là biết họ có được dạy dỗ tử tế hay không.

Dưới đây là 30 điều người xưa thường nhắc nhở con cái trong mâm cơm mà tới ngày nay vẫn nên tham khảo:

30 điều người xưa giáo dục con trẻ trên bàn ăn: Thoạt nghe thì thật hà khắc nhưng cha mẹ hiện đại nhất định phải tham khảo - Ảnh 1.

Thái độ, hành động trên bàn ăn có thể đánh giá về sự giáo dục của một con người. (Ảnh minh họa)

Cách dùng đũa

1. Không được khuấy đĩa thức ăn không chỉ là quy chuẩn của người xưa dạy con cháu mà ngày nay vẫn được phổ biến rộng rãi. Hành vi này bị đánh giá là mất lịch sự, phản cảm.

2. Không được cắm đũa vào bát bởi đây là điều tối kỵ với người Á Đông khi ăn cơm. Việc cắm thẳng đứng đôi đũa vào bát cơm giống như cắm nhang vào bát hương. 

30 điều người xưa giáo dục con trẻ trên bàn ăn: Thoạt nghe thì thật hà khắc nhưng cha mẹ hiện đại nhất định phải tham khảo - Ảnh 2.

3. Gõ đũa vào bát được xem như hành động của kẻ ăn xin, thiếu ý tứ, thất lễ. Bởi vì xưa kia chỉ có người ăn xin mới dùng đũa gõ vào chậu để phát ra âm thanh xin bố thí đồ ăn. Do đó, việc làm này cần tuyệt đối tránh trên mâm cơm.

4. Ăn cơm không được cắn đũa. Cho đũa vào miệng ngậm, cắn không chỉ là hành vi khiến người khác khó chịu mà còn rất mất vệ sinh. Hành vi phản cảm này cần phải tuyệt đối tránh nếu không muốn bị đánh giá là vô lễ, thiếu phép tắc.

5. Không được dùng đũa để nhận đồ ăn người khác gắp cho, thay vì thế phải đưa bát ra nhận. Vì nối đũa khiến người xưa liên tưởng tới tro cốt của người chết khi hỏa táng.

6. Gắp thức ăn không với qua vạch giữa của đĩa, tức là chỉ gắp ở nửa phần đĩa hướng về phía mình. Điều này thể hiện sự tinh tế của người xưa trong bữa ăn.

30 điều người xưa giáo dục con trẻ trên bàn ăn: Thoạt nghe thì thật hà khắc nhưng cha mẹ hiện đại nhất định phải tham khảo - Ảnh 3.

7. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn như thế mới là ý tứ, lịch sự. Gắp thức ăn bỏ thẳng vào miệng bị xem như hành động của những kẻ thô lỗ.

8. Không được dùng đũa gắp đồ ăn rồi lại đặt xuống. Hành vi này là điển hình của sự thiếu giáo dục trong xã hội xưa. Con cháu trong nhà thường được dạy dỗ để tránh hành vi này từ nhỏ, tuyệt đối không lựa chọn đồ ăn, gắp lên lại hạ xuống.

Cách ngồi ăn

9. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.

10. Không được ngồi quá sát cũng không ngồi quá xa mâm cơm hay bàn ăn. Ngồi quá gần khiến mọi người thấy phản cảm, nhưng quá xa lại gây khó khăn với việc gắp đồ ăn, ảnh hưởng tới người xung quanh.

30 điều người xưa giáo dục con trẻ trên bàn ăn: Thoạt nghe thì thật hà khắc nhưng cha mẹ hiện đại nhất định phải tham khảo - Ảnh 4.

12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.

13. Không được đặt bát xuống bàn hay mâm cơm, 1 tay dùng thìa/đũa để ăn, tay kia tự do làm việc khác. Khi ăn, 1 tay phải bưng bát cơm, 1 tay gắp đồ ăn và cơm.

Cách ăn

14. Thức ăn không được gắp đầy bát. Bởi lẽ, hành động này gợi đến sự tham ăn vô độ. 

15. Trước khi ăn cơm phải lễ phép mời, bậc trưởng bối bưng bát thì mới được cầm chén đũa của mình lên ăn. 

16. Khi làm khách, chủ nhà động đũa thì khách mới được động đũa (trừ khi bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).

17. Ăn cơm không được phát ra tiếng động, tuyệt đối tránh húp canh xì xụp, nhai nhóp nhép... rất bất lịch sự.

30 điều người xưa giáo dục con trẻ trên bàn ăn: Thoạt nghe thì thật hà khắc nhưng cha mẹ hiện đại nhất định phải tham khảo - Ảnh 5.

18. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói vừa khiến người khác khó nghe, vừa có thể bị bắn ra ngoài bẩn thỉu, bất lịch sự.

19. Không chu mồm thổi thức ăn nóng vì có thể sẽ bắn nước bọt ra ngoài và gây tiếng động. Thay vì thế, hãy từ tốn múc phần nguội hơn ở sát thành bát.

20. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.

21. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không được để thừa. Ngoài ra, còn phải vét sạch bát, không nên để sót hạt cơm, cọng rau nào.

22. Dù ở nhà hay làm khách, tuyệt đối tránh chê bai món ăn người khác làm không hợp khẩu vị với mình. Điều này rất thiếu tôn trọng với người đã bỏ công sức, tiền bạc ra làm mâm cơm.

23. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.

30 điều người xưa giáo dục con trẻ trên bàn ăn: Thoạt nghe thì thật hà khắc nhưng cha mẹ hiện đại nhất định phải tham khảo - Ảnh 6.

24. Nếu chấm chung bát nước chấm, chỉ được nhúng phần đầu của thức ăn xuống, không nhúng đầu đũa. Miếng đã cắn dở không được chấm.

25. Phải đổi đầu đũa hoặc dùng một đôi đũa khác khi muốn gắp thức ăn cho người khác.

26. Khi mặc áo dài, áo tay rộng cần vén lên gọn gàng, tránh chạm vào đồ ăn.

27. Nếu đang ăn bị ho, hắt xì thì xin ra ngoài hoặc quay mặt trái hướng mâm, che miệng lại mới được tiếp tục.

28. Đồ ăn bị sạn, hóc xương... tuyệt đối không được nhè tất cả ra mâm mà từ từ lấy ra.

29. Không được xới cơm đầy bát vì gây bất tiện cho mọi người khi gắp thêm đồ ăn. Tốt nhất là xới cơm ở khoảng 2/3 của bát.

30. Ngồi lại dù đã ăn xong không chỉ trong bữa ăn gia đình mà cả làm khách, ăn tiệc. 

(Tổng hợp)

Theo M52

Helino

Trở lên trên