4 bài học từ hành trình số 0 lên 60 tỷ USD của "ông kẹ truyền hình" Netflix
Suốt hành trình từ khi Netflix IPO đến nay, Reed Hastings, đồng sáng lập và CEO 56 tuổi của Netflix, đã học được một vài “mẹo” trong vấn đề quản lý, và ông thường chia sẻ chúng tại các diễn đàn. Đây là một số bài học lớn nhất của ông.
- 13-12-2016Brexit và Donald Trump, hai mối lo của giới doanh nhân 2017
- 27-11-2016Dũng cảm buông bỏ, vì sao tôi chọn làm doanh nhân "vô gia cư"?
- 07-01-2016Truyền hình trực tuyến Netflix đến Việt Nam, giá từ 180.000 đồng/tháng
Gã khổng lồ trong lĩnh vực video trực tuyến Netflix sẽ đánh dấu lễ kỉ niệm 20 năm thành lập của mình trong năm nay bằng việc được thị trường định giá là 60 tỉ USD. Như vậy, tính ra trung bình mỗi năm giá của “ông lớn” tại thung lũng Silicon và Hollywood này lại có thêm khoảng 3 tỉ USD, điều mà ít người nghĩ đến vào năm 2002, khi công ty này chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng (IPO), với mức định giá ban đầu là 82,5 triệu USD.
Suốt hành trình đó, Reed Hastings, đồng sáng lập và CEO 56 tuổi của Netflix, đã học được một vài “mẹo” trong vấn đề quản lý, và ông thường chia sẻ chúng tại các diễn đàn. Đây là một số bài học lớn nhất của ông:
1. Lên kế hoạch cho những gì mà bạn muốn công ty mình trở thành, chứ không phải là những gì mà nó có thể bị giới hạn vào, ngay trong ngày đầu tiên
Ngay từ rất sớm, khi “kẻ thù” của Netflix còn là chuỗi cửa hàng cho thuê băng đĩa Blockbuster và Netflix còn gửi DVD đến cho những người đăng ký thuê bao ở Mỹ, Hastings đã bảo bất kỳ ai muốn lắng nghe rằng: “Có 1 lý do khiến chúng tôi không gọi công ty này là 'DVD-by-Mail.com'”. Doanh nghiệp dài hạn này khi ấy đang cung cấp dịch vụ trực tuyến, vì thế Hastings đã chọn một cái tên mà nói lên được cả giai đoạn đầu lẫn những gì mà ông kỳ vọng nó trở thành theo thời gian – gửi nhận phim trên internet.
2. Sự thật là điều giúp tạo nên cũng như lấy lại mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và khách hàng
Hastings đã bị một số người chỉ trích trong những năm qua vì ông thường đòi hỏi phóng viên gửi trước câu hỏi trong những cuộc phỏng vấn qua điện thoại thay vì để những chuyên gia phân tích của Phố Wall hỏi trực tiếp. Nhưng Hastings cũng nổi tiếng là một người rất thật thà. Giới đầu tư đã sớm biết được những suy nghĩ của ông về chuyện băng thông rộng sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường như thế nào (dù chậm hơn những người khác mong đợi, mà hóa ra là đúng), những đối thủ cạnh tranh nào mà ông sợ (ông sợ Amazon hơn là Blockbuster) và doanh nghiệp này sẽ phát triển và có lợi nhuận nhanh như thế nào. Và những dự báo của đội ngũ ông thường chứng tỏ chính xác.
Điều đó đã mang lại cho Hastings cơ hội để khôi phục mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng khi ông phạm sai lầm, đặc biệt là khi ông đoán sai về những gì sẽ xảy ra khi tách công ty thành hai mảng dịch vụ riêng biệt dành cho đăng ký thuê bao DVD và video trực tuyến. Vào giữa năm 2011, công ty ông không đáp ứng được những dự báo lợi nhuận, và cổ phiếu của Netflix đã giảm giá mạnh – nhưng nhà đầu tư đã cho Hastings thời gian để tạo dựng lại và cổ phiếu của họ đã hồi phục vào năm 2013, khi tăng gấp 14 lần từ mức đáy.
3. Đừng để công ty bạn trở thành giống như những doanh nghiệp khác. Hãy xây dựng từ từ
Hastings đã quản lý được một sự cân bằng mong manh: tập trung Netflix vào mảng giao phim, trong khi mở rộng dần dần vào mảng nội dung nguyên gốc. Đó không phải là một việc không có sai lầm: vào giữa những năm 2000, Netflix đã có những bước đi “chết yểu” vào mạng xã hội (khi cố gắng nhờ bạn bè giới thiệu các bộ phim cho nhau) và mua nội dung nguyên gốc (mà hầu hết là phim tài liệu) trước khi nó sẵn sàng.
Vài năm sau, sau khi quá trình chuyển từ giao DVD bằng thư điện tử sang trực tuyến đã được tạo dựng tốt hơn, Netflix đã có được một nền tảng vững chắc hơn để xây dựng nội dung nguyên gốc, giúp nó đủ sức cạnh trạnh với các đối thủ như Time Warner và HBO trong việc thu hút khách hàng và xây dựng “sức mạnh định giá” để có được một tương lai mang lại lợi nhuận hơn.
Bài học ở đây là: hãy xây dựng bề ngoài từ cái cốt lõi của mình một cách từ từ.
4. Quản lý tài năng là một kỹ năng quản lý chủ chốt, thường bị bỏ qua. Điều đó không có ở Netflix
Netflix và Hastings có lẽ đã thu hút được nhiều sự chú ý hơn cho phương pháp quản lý tài năng của họ so với bất kỳ kỹ năng quản lý nào khác. Công ty này nổi tiếng về chính sách không có kỳ nghỉ, cho phép các nhân viên tự lên lịch làm việc và nghỉ, miễn là làm xong việc. Không phải ai cũng thích chính sách này – những người chỉ trích cho rằng điều đó gây áp lực, khiến nhân viên nghỉ quá ít và xem nhẹ chuyện bị kiệt sức – nhưng Hastings lại cho rằng điều đó giúp Netflix thu hút được những nhân viên hàng đầu.