MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 dấu hiệu sau bữa ăn báo hiệu sự xuất hiện của ung thư dạ dày, dễ bỏ qua nhất là cái cuối cùng, đừng nghĩ đó chỉ là bệnh dạ dày thông thường

18-12-2021 - 19:03 PM | Sống

Sự khởi phát của ung thư dạ dày khá khó nhận biết bởi nó thường bị mọi người bỏ qua vì thiếu các triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, nếu nhận thấy 4 dấu hiệu này sau bữa ăn thì bạn tuyệt đối đừng bỏ qua.

Thực tế, chỉ cần ung thư dạ dày được phát hiện và điều trị sớm thì thời gian sống thêm 5 năm có thể đạt khoảng 70%. Nhìn chung, khi mắc bệnh ung thư dạ dày, người bệnh sẽ có 4 biểu hiện sau bữa ăn, vì vậy hãy nhanh chóng kiểm tra xem mình có mắc bệnh không.

4 dấu hiệu sau bữa ăn báo hiệu ung thư dạ dày

1. Đầy bụng và đau bụng

Khó chịu vùng bụng trên là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư dạ dày, nhất là khi bạn cảm thấy no sau khi ăn, dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn cũng cảm thấy no.

Tuy nhiên, theo tuổi tác, chức năng tiêu hóa và hấp thụ dần suy yếu, người già không nhạy cảm lắm với việc cảm nhận cơn đau và thường bỏ qua triệu chứng này.

4 dấu hiệu sau bữa ăn báo hiệu sự xuất hiện của ung thư dạ dày, dễ bỏ qua nhất là cái cuối cùng, đừng nghĩ đó chỉ là bệnh dạ dày thông thường - Ảnh 1.

2. Tiêu chảy và phân đen

Tiêu chảy kéo dài và màu phân bất thường là những triệu chứng điển hình của bệnh ung thư dạ dày. Vì ung thư dạ dày có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, khó tiêu dẫn đến tiêu chảy.

20% bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu đi ngoài ra phân đen, do tế bào ung thư có thể làm tổn thương các mạch máu của thành dạ dày, gây chảy máu cục bộ ồ ạt và khiến phân có màu đen.

3. Buồn nôn và nôn

Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có cảm giác buồn nôn sau bữa ăn, nguyên nhân là do đường tiêu hóa bị tắc nghẽn.

Khi bệnh tiến triển đến một mức độ nhất định sẽ chuyển dần từ buồn nôn, nôn trớ sang trào ngược thức ăn hoặc khó nuốt.

4 dấu hiệu sau bữa ăn báo hiệu sự xuất hiện của ung thư dạ dày, dễ bỏ qua nhất là cái cuối cùng, đừng nghĩ đó chỉ là bệnh dạ dày thông thường - Ảnh 2.

4. Nấc

Nấc cụt thường thuyên giảm trong vài phút, tuy nhiên với ung thư dạ dày, khi tế bào ung thư tăng lên, chúng có thể chèn ép cơ hoành và dây thần kinh phế vị, gây ra những cơn nấc dai dẳng, thậm chí kéo dài hơn 10 tiếng.

Những ai thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày?

1. Người bị nhiễm Helicobacter pylori

Helicobacter pylori được xếp vào nhóm chất gây ung thư, hầu hết các bệnh viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và hành tá tràng là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, không chỉ gây ung thư mà còn có khả năng lây nhiễm cao.

Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể lây truyền qua đường ăn uống, do đó cần làm tốt công tác cách ly, chia nhỏ khẩu phần ăn, khử trùng dụng cụ ăn uống thường xuyên.

2. Những người thích ăn đồ chua

Mặc dù thực phẩm muối chua rất tốt cho việc kích thích ăn uống, nhưng nó là một loại thực phẩm có hàm lượng muối cao và nitrat có trong nó có thể chuyển hóa thành nitrit. Nitrit sẽ tạo ra nitrosamine dưới tác dụng của axit dịch vị và vi khuẩn, nitrosamine đã được xếp vào nhóm chất gây ung thư và có thể gây ung thư thực quản, ung thư dạ dày.

Do đó, hãy ăn ít dưa chua hoặc thịt xông khói, và xúc xích giăm bông.

4 dấu hiệu sau bữa ăn báo hiệu sự xuất hiện của ung thư dạ dày, dễ bỏ qua nhất là cái cuối cùng, đừng nghĩ đó chỉ là bệnh dạ dày thông thường - Ảnh 3.

3. Những người uống rượu nhiều

Rượu bia là chất gây ung thư đã được công nhận, không chỉ gây thoái hóa, hoại tử tế bào gan mà còn thúc đẩy sản sinh ung thư dạ dày. Rượu bia có thể kích thích trực tiếp niêm mạc dạ dày, làm tổn thương mô niêm mạc, đẩy nhanh quá trình hấp thụ chất gây ung thư của cơ thể.

Đặc biệt những người nghiện rượu, chế độ ăn uống không điều độ, làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn rất dễ bị xuất huyết dạ dày và viêm loét dạ dày, lâu dần sẽ chuyển thành ung thư dạ dày.

Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy


Theo Golf

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên