4 điều một người nên hiểu khi bước qua tuổi 40
Ai trong tim mình cũng có một đòn cân, không ngừng cân đo, không ngừng phân tích, đâu là hoàn hảo, đâu là may mắn, đời người chẳng qua cũng chỉ là một quá trình tích lũy và lấp đầy vô số những bất mãn và nỗ lực. Hãy buông bỏ những nuối tiếc mà năm đó không thể buông tay.
- 28-03-2020Giữa đại dịch, học phương thức kinh doanh theo 5 "quan niệm mở" người Do Thái: Rủi ro càng lớn, lợi nhuận càng nhiều
- 28-03-2020Chiến thắng Covid-19 sau 10 ngày, người đàn ông viết lời nhắn trên ô cửa kính cách ly khiến bác sĩ rưng rưng xúc động, dân mạng đồng loạt "thả tim"
- 21-03-202030 tuổi, tài khoản tiết kiệm bằng 0: Không cần hoang mang, đời người vẫn còn vô vàn khả năng
- 21-03-2020Trải nghiệm 30 ngày tuyệt đối không có internet, tôi nhận ra: Chúng ta quá lãng phí thời gian để nghiền ngẫm cuộc sống của người khác mà quên sống cuộc đời của chính mình
Dù có ưu tú, có bản lĩnh tới đâu cũng sẽ có hối tiếc, nên buông bỏ rồi...
Khi một người bước qua tuổi 40, bất luận có bao nhiêu hối tiếc, bao nhiêu lận đận, long đong, tiếc nuối thì cũng đã tới lúc nên buông bỏ rồi. Ai trong tim mình cũng có một đòn cân, không ngừng cân đo, không ngừng phân tích, đâu là hoàn hảo, đâu là may mắn, đời người chẳng qua cũng chỉ là một quá trình tích lũy và lấp đầy vô số những bất mãn và nỗ lực. Hãy buông bỏ những nuối tiếc mà năm đó không thể buông tay.
Có thể tập trung cho công việc, nhưng cũng không được xem nhẹ việc ở bên người thân, bạn luôn cho rằng vì muốn có thể để họ sống một cuộc sống tốt đẹp hơn mà nỗ lực phấn đấu mà không biết rằng họ không cần nhung lụa, hào nhoáng, chỉ cần đủ sống và đủ thời gian ở bên nhau. Rồi có một ngày bạn sẽ phát hiện ra, tiền bạc dù có nhiều tới đâu cũng không thể đổi lại được những mất mát và thiếu thốn về tình cảm. Con người khi bước vào tuổi trung niên, hạnh phúc nhất chính là dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn có gia đình ở bên, cùng nhau vượt qua giông bão, cùng nhau đi hết hành trình cuộc đời.
Con người ta khi bước vào tuổi trung niên, tuy hi vọng con cái thành long thành phụng, nhưng xin hãy dùng một tâm thái hòa bình đi đối đãi với công việc học tập, sự nghiệp và cuộc sống của con cái, bởi lẽ mỗi người đều có cho mình những tiêu chuẩn hạnh phúc riêng, đừng bắt chúng phải đi thực hiện những nuối tiếc của bạn, nuối tiếc của bạn được chúng thay bạn thỏa mãn, nhưng còn nuối tiếc của chúng, ai sẽ lấp đầy? Đừng hối tiếc, mọi thứ đều là lựa chọn và phát triển tốt nhất.
Đừng buông thả thái độ với cuộc sống, có thể thuận theo tự nhiên nhưng không được sa ngã.
Đối với phần lớn mọi người mà nói, bước vào giai đoạn tuổi tác này, có thể nói là đã có thể thả lỏng được bản thân, không còn gì là quan trọng nữa, có người xem nhẹ chi tiết chất lượng cuộc sống, có người lại chăm chút hơn cho vẻ ngoài của mình, đầu tư, theo đuổi những thứ tốt đẹp hơn. Chúng ta có thể hưởng thụ cuộc sống trước mắt một cách thích hợp, cũng không cần phải quá đắm mình vào danh lợi, nhưng không đồng nghĩa với việc buông thả bản thân, sống một cách tùy tiện.
Thả lỏng không đồng nghĩa với buông thả, có những người khi bước vào giai đoạn tuổi tác này sẽ không còn chí tiến thủ, không "có hứng nổi" với việc học hỏi, đồng thời đưa ra một lý do rất hợp lý rằng đầu óc không còn nhanh nhạy nữa, hết tuổi học rồi, cũng không có bất cứ kế hoạch gì cho nửa đời sau của mình, mỗi ngày chỉ ăn uống, chơi bời, cuộc đời cứ vậy trôi qua vô nghĩa và không chất lượng.
Xã hội hiện đại phát triển và thay đổi mỗi ngày, nếu từ bỏ học hỏi, từ bỏ cầu tiến, vậy thì rất nhanh sẽ bị xã hội đào thải. Có thể bạn đã có đủ một số vốn nhất định để mình không phải lo vấn đề cuộc sống của bản thân và gia đình rồi, nhưng thế sự khôn lường, vĩnh viễn không ai có thể nói trước được điều gì. Con người, hưởng thụ, được, nhưng tuyệt đối không được quá buông thả bản thân. Chúng ta có thể thản nhiên hơn khi đối mặt với cuộc sống, nhưng nó không đồng nghĩa với việc để mình nước chảy bèo trôi, không có chí tiến thủ. Những cám dỗ của cuộc sống, chỉ một giọt nhỏ thôi cũng có thể hủy hoại mọi sự phấn đấu suốt nửa đời trước đó của bạn, vì vậy, ăn chơi hưởng lạc có mức độ, không quên tiến về phía trước, đó mới là thái độ sống đúng đắn của một người trung niên.
Đừng xem thường bạn đời của mình, học cách dịu dàng, nhẹ nhàng hơn với họ.
Con người càng bước vào tuổi trung niên càng hay có một tật xấu, đối với người ngoài, dù có tức giận, nóng nảy tới đâu cũng đều cố gắng "dĩ hòa vi quý", trưng ra khuôn mặt cười đối diện với tất cả, nhưng khi đối mặt với người thân, đặc biệt là người bạn đời của mình, dường như mọi sự bực tức, thất vọng đều giữ lại cho họ, tận dụng triệt để câu nói "giận cá chém thớt" với chính những người thương yêu nhất. Vì sao, bởi dù bạn có tức giận với người thân ra sao, họ cũng sẽ không bao giờ rời bỏ bạn.
Bước vào độ tuổi này, dù bạn có thành tựu to lớn tới đâu cũng tuyệt đối không được xem thường người bạn đời của mình, mà thay vào đó nên học cách quan tâm, dịu dàng, nhẹ nhàng hơn với họ. Những năm tháng tuổi trẻ, vì bôn ba, vì miếng cơm manh áo, bạn có lẽ không có thời gian để quan tâm hơn tới gia đình, tới người bạn đời của mình, phần lớn thời gian đều đầu tư cho công việc, vậy thì giờ đã tới lúc để bạn bù đắp cho họ, dành nhiều thời gian ở bên, cùng nhau ăn những bữa cơm trọn vẹn, cùng nhau đi du lịch vào mỗi cuối tuần, không phải bây giờ thì còn là khi nào! Nhớ rằng, gia đình mới là sự tồn tại đẹp đẽ nhất trong cuộc sống mỗi người.
Đừng dùng thái độ ra lệnh, chỉ trỏ với con cái.
Nhiều cha mẹ có thói quen mong muốn kiểm soát cuộc sống của con cái, nhưng miệng lại luôn nói rằng ba mẹ muốn tốt cho con, luôn muốn con cái có thể sống theo ý của mình, sống theo con đường mình đã vẽ ra cho con.
Khi con cái muốn tự đưa ra quyết định nhưng lại không phù hợp với ý mình, liền nghĩ ra đủ mọi cách từ rắn tới mềm để ngăn cản con. Cách giáo dục này không những không hiệu quả mà còn khiến con cái cảm thấy bức bách, càng muốn "tạo phản" hơn.
Là cha mẹ, ai cũng mong muốn điều tốt nhất cho con cái, nhưng thứ mà bạn cho là tốt đẹp chưa chắc đã là thứ mà chúng muốn. Thời đại thay đổi, quan niệm sống cũng đổi thay, quan niệm sống của bạn và quan niệm sống của con cái sớm đã không cùng thời, chúng đã đủ lớn để tự quyết định cuộc đời và lối sống của bản thân, đừng ép chúng đi theo một quy chuẩn nào đó mà bạn cho là tốt, để chúng phát triển tự nhiên, thậm chí để chúng vấp ngã, có ngã rồi mới biết đứng lên, mới biết tự mình đương đầu với cuộc sống, biết tự lập. Đừng bắt chúng phải trở thành phiên bản của bạn, hãy để chúng là phiên bản độc nhất vô nhị của chính mình. Là cha mẹ, kị nhất là ra lệnh chỉ trỏ con phải thế này phải thế kia, thay vào đó dùng thái độ hòa nhã khuyên răn khi bạn cảm thấy cần thiết, đó mới là đúng đắn.
Trí thức trẻ