4 sai lầm không bao giờ được phạm phải trong đời: Không biết sớm, không nắm vững thì muôn đời khổ, nghèo vẫn hoàn nghèo
Trong cuộc sống không ai là không phạm sai lầm nhưng chúng ta nên nhận biết và hạn chế chúng hết mức thì bạn sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
1. So sánh bản thân với những người khác
So sánh với người giỏi hơn mình khiến chúng ta cảm thấy bản thân thấp kém và luôn tự ti; So sánh với người tầm thường chẳng khác gì tự hạ thấp mình; So sánh với người kém hơn mình lại khiến chúng ta ngạo mạn.
So sánh là nguồn gốc khiến tinh thần chúng ta rối loạn và khó chịu. Điều này cũng khiến hầu hết mọi người đánh mất chính mình và che lấp đi hương thơm ngọt ngào ban đầu của trái tim.
Câu chuyện kể rằng:
Có một người ngồi bên bờ sông câu cá, ông câu được rất nhiều cá. Tuy nhiên, mỗi một con cá câu được, ông đều lấy thước ra đo. Con cá nào to hơn chiếc thước ông mang tới, ông sẽ thả về sông.
Những người câu cá khác khó hiểu hỏi: "Người ta đều muốn bắt được cá lớn, cớ sao ông lại ném hết cá lớn xuống sông vậy?"
Người này thong thả đáp: "Vì chậu của tôi chỉ dài bằng cái thước kẻ này. Cá to quá sẽ không nhét vừa".
Đừng để những ham muốn vô tận nuốt chọn trái tim chúng ta, "vừa đủ" là được. "Vừa đủ" cũng chính là một thái độ sống tốt.
Bạn biết điều gì là đáng buồn nhất không? Đó là khi mọi người đi ăn buffet nhưng lại lấy quá nhiều đồ rồi ăn không hết, để lãng phí. Do đó, hãy lấy đủ dùng, đừng tham lam. Đây cũng là một loại đạo đức.
Hoa mai không cần ghen tị với hoa mẫu đơn, mặt trăng cũng không cần ghen tị với mặt trời. Mỗi sinh vật tồn tại trên thế gian này đều có một nét đẹp riêng, việc chúng ta cần làm là tỏa sáng theo cách của chính mình, vậy là đủ.
2. Tốt bụng mù quáng
Nhà văn Mỹ Mark Twain từng nói: "Lương thiện là một loại ngôn ngữ thông dụng trên thế giới, nó có thể khiến người mù cảm nhận được, người nghễnh ngãng nghe thấy được. Nhưng tốt bụng một cách mù quáng lại là thứ ngôn ngữ câm, đến cả người bình thường cũng không thể cảm nhận được nó".
Vào thời nhà Minh, Mã Trung Tây đã viết tác phẩm "Tiểu sử chó sói Trung Sơn" trong "Những bài luận của Đông Thiên" kể một câu chuyện về " Đông Quách tiên sinh và con sói":
Triệu Ưởng, một quan lại thời Tấn của Trung Quốc, dẫn binh đi săn bắt sói. Trong cuộc đi săn này, ông bắn trúng một con sói. Con sói trúng tên nhưng không chết, khập khiễng chạy trốn. Trên đường trốn chạy, con sói gặp được Quách Đông tiên sinh đang dắt một con lừa chở một bao lớn đựng sách.
Sói cầu cứu Quách Đông tiên sinh. Quách Đông tiên sinh cho sói núp nhờ vào trong bao đựng sách trên lưng lừa. Khi Triệu Ưởng hỏi thăm, Quách tiên sinh đã nói dối đánh lạc hướng Triệu Ưởng.
Sau khi Triệu Ưởng đi xa, con sói chui ra ngoài. Khi được ra ngoài, con sói muốn ăn thịt Quách tiên sinh. Quách tiên sinh cầu xin nhưng không được và thế là người và sói giằng co không phân thắng bại. Cuối cùng, cả hai quyết định tìm người phán quyết. Họ lần lượt đi hỏi ông cây, bác trâu, tất cả đều nói sói nên ăn thịt Quách tiên sinh.
May mắn thay, họ gặp một ông lão cầm cây gậy gỗ, Quách tiên sinh chạy tới cầu cứu. Ông lão chỉ trích sói vong ân bội nghĩa. Sói cãi lại rằng Quách tiên sinh bỏ nó vào trong bao sách, lại đè rất nhiều sách lên rồi cố ý buộc bao lại và rất lâu sau mới thả nó ra. Rõ ràng, Quách tiên sinh muốn nó chết ngạt để một mình lập công. Vì vậy, nó mới muốn ăn thịt Quách tiên sinh.
Ông lão gợi ý rằng hay là cho sói vào túi một lần nữa xem có đúng là sói bị buộc quá kín hay không. Nếu đúng là sói phải chịu ấm ức thì sẽ để sói ăn Quách tiên sinh. Sói đồng ý. Sau khi con sói bị buộc trong bao, ông lão đã mắng Quách tiên sinh vì sự ngu ngốc của mình rồi cùng Quách tiên sinh giết chết con sói.
Triết gia người Mỹ Ralph Waldo Emerson nói: "Sự lương thiện của bạn nhất định phải đem theo sự sắc sảo – nếu không nó sẽ bằng 0".
Hầu hết chúng ta đều đã từng lương thiện với EQ thấp. Chúng ta đã giúp đỡ tận tâm, nhiệt tình nhưng đổi lại chỉ là sự thờ ơ, oán than. Lòng tốt lại làm hỏng việc, bỏ sức ra mà chẳng nối lại được cầu, chúng ta nghe qua và cũng đã gặp qua không ít.
Lương thiện mù quáng đáng sợ ở chỗ nó vừa là xiềng xích của người khác, cũng vừa là công cụ tra tấn cho chính bạn. Bởi lẽ lâu dần, sự lương thiện vốn dĩ đơn thuần sẽ bị bóp méo bởi sự vô tâm, cộc cằn, để rồi đánh mất đi cái vẻ đẹp ban đầu.
Một người có EQ cao luôn biết cách giúp bản thân thoải mái và khiến người khác vui vẻ. Anh ta biết thể hiện sự lương thiện của mình một cách lặng lẽ, biết tốt bụng có chừng mực có giới hạn. Còn một người vừa lương thiện lại có EQ cao là một viên ngọc quý hiếm trên thế gian, là ngọn đuốc sáng rực nhất.
Lòng tốt là một kho báu, nhưng lòng tốt cần được thắp sáng bởi EQ cao. Ban phát sự tốt bụng của mình có chừng mực, có giới hạn và khéo léo giải quyết những rắc rối gặp là nguyên tắc hành tẩu giang hồ của họ. Có như vậy, đôi bên mới vui vẻ, thoải mái, bất kể mình là người cho đi hay người nhận lại.
Thế gian này chính là như vậy, có thiện ý, có nhiệt tình, sẵn sàng đưa hai tay ra giúp đỡ, vẫn là chưa đủ. Thứ bạn cần là sự lương thiện EQ cao, sự thiện lương có chừng mực.
3. Những hối tiếc vô nghĩa
Trên thế gian này, thứ khó vãn hồi lại nhất chính là trái tim. Đặc biệt là trong thế giới tình cảm, thứ vô dụng nhất chính là hối hận.
Hối hận là thứ cảm xúc vô dụng nhất trên đời. Tuy nhiên, nhiều người lại luôn đắm chìm vào đó và không thể tự thoát ra. Hối hận không chỉ khiến bạn đau khổ mà cũng chẳng thể bù đắp cho cuộc đời bạn.
Điều quan trọng là mỗi khi hối hận đến, bạn hãy giữ khoảng cách, nhìn và nói răng: "Cảm ơn vì đã đến. Nhưng mọi chuyện này đã qua rồi, có làm gì thì cũng không thể bù đắp được nữa. Do đó, sự bình yên trong tâm hồn tôi bây giờ quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.
Trong cuộc sống, có không ít trường hợp không thể thoát ra khỏi quá khứ trong chuyện tình cảm. Họ hút thuốc không ngừng, họ uống rượu giải sầu, họ tự nhốt mình, họ quay lưng lại với thế giới và cuộc sống để rồi kết thúc cuộc đời của chính mình.
Trên thế gian này, thứ khó vãn hồi lại nhất chính là trái tim. Đặc biệt là trong thế giới tình cảm, thứ vô dụng nhất chính là hối hận.
Hối hận vừa không thể đem một người quay lại, càng không thể bù đắp cho những sai lầm đã phạm phải. Người quá đắm chìm vào quá khứ không thể thoát ra được là kẻ yếu đuối, tầm nhìn hạn hẹp.
Do đó, phương pháp đúng đắn nhất chính là chấp nhận kết quả, sau đó đặt trọng tâm vào tương lai. Đời người 10 phần thì có tới 8, 9 phần không như ý. Người có tầm nhìn là người vừa có thể hưởng thụ điều tốt nhất, vừa có thể chấp nhận kết cục xấu nhất.
4. Những lời phàn nàn bất tận
Lý do khiến chúng ta phàn nàn không gì khác ngoài 9 chữ: buông không xuống, nghĩ không thông, quên không được.
Một cặp vợ chồng sau khi kết hôn đã xảy ra cãi vã mỗi ngày. Cuối cùng họ đã đến gặp nhà tâm lý học nổi tiếng Milton Eriksson.
Sau khi nghe những lời phàn nàn không dứt của cả hai bên, nhà tâm lý Eriksson nói: " Có phải mục đích kết hôn của hai người khi đó là để cãi nhau và phàn nàn không ngừng?"
Hai vợ chồng nghe xong bỗng dưng im lặng một hồi lâu.
Phàn nàn giống như một khối u ác tính trong cơ thể bạn và sẽ lây lan nhanh hơn khi tâm trạng của bạn xuống cấp. Liều thuốc duy nhất để chữa khỏi căn bệnh này chính là kiểm soát cảm xúc.
Quan điểm triết học cho rằng: "Mọi thứ tồn tại đều có lí do của nó", đãi ngộ mà bạn nhận được dựa vào bối cảnh, điều kiện và nguyên nhân "tồn tại" của nó.
Chúng ta thường thấy rằng khi bản thân không được như ý muốn thì việc thường làm nhất chính là phàn nàn. Dường như điều này sẽ giải quyết được vấn đề và đảo ngược tình thế. Nhưng trên thực tế, vấn đề vẫn còn đó, nếu không được giải quyết thì vấn đề sẽ không tự biến mất. Việc phàn nàn của bạn chỉ là lãng phí thời gian và bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để giải quyết.
Bởi vậy, việc bạn cần làm là nhanh chóng bình tĩnh, phân tích vấn đề và chủ động tìm ra giải pháp, biện pháp khắc phục. Đừng phàn nàn về sự đối xử bất công mà bạn nhận được.
Bạn không thể kiểm soát người khác, nhưng bạn có thể kiểm soát chính mình; bạn không thể kiểm soát thời tiết, nhưng bạn có thể thay đổi tâm trạng của mình.
Kiểm soát cảm xúc và học cách làm chủ cảm xúc là cách tốt nhất để ngừng phàn nàn.
Cuộc sống ngắn ngủi, tại sao phải bận tâm?
Nguồn và ảnh: Aboluowang