5 bước giúp tôi tiết kiệm được cả tỷ đồng năm 25 tuổi
Điều quan trọng nhất mà tôi muốn nhấn mạnh là hãy bắt đầu càng sớm càng tốt, dù đó là tiết kiệm hay đầu tư.
- 24-04-2021Ông bố đam mê xê dịch mách bí quyết cắm trại NHANH, GỌN, NHẸ, TIẾT KIỆM cho các gia đình có con nhỏ
- 24-04-2021Lối sống xa xỉ của thế hệ Gen Z Trung Quốc: Ít tiết kiệm, tiêu tiền nhiều hơn số mình kiếm và không sợ nợ nần chồng chất
- 23-04-202130 tuổi không có nổi 100 triệu tiết kiệm trong tài khoản có phải là vô dụng?
Ở tuổi 25, tôi đã tiết kiệm được 100.000 USD (tương đương 2,3 tỷ đồng). Tôi vừa hoàn thành chương trình thạc sĩ và làm việc trong lĩnh vực tư vấn. Tôi đi du lịch khắp nơi và trải nghiệm sự mới mẻ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Trong những chuyến đi dài ngày, tôi đã suy ngẫm lại về hành trình tích lũy 100.000 USD ở tuổi 25 của mình. Dưới đây, tôi sẽ chia sẻ các bước mà tôi đã thực hiện để đạt được điều đó:
Bước 1: Bắt đầu sớm
Muốn thành công trong hành trình tiết kiệm, càng bắt đầu sớm, bạn càng sớm đạt được mục tiêu. Do đó, tôi tiết kiệm từ rất sớm. May mắn thay, tôi lớn lên trong gia đình có thói quen tiết kiệm. Khi nhận được tiền trong ngày sinh hay dịp đặc biệt nào đó, tôi sẽ không dùng để mua đồ chơi mới mà bỏ vào lợn tiết kiệm.
Dù số tiền đó không lớn, chỉ khoảng 5.000 USD trong những năm tháng tuổi vị thành niên của tôi nhưng nó đã giúp tôi rèn luyện thói quen tiết kiệm.
Từ năm 18 đến 21 tuổi, tôi làm việc bán thời gian trong cửa hàng tạp hóa. Trong kỳ nghỉ hè, tôi làm toàn thời gian. Tất nhiên, điều này không giúp tôi trở nên giàu có nhưng nó đã giúp khoản tiết kiệm của tôi tăng lên nhiều hơn bao giờ hết.
Tôi rất thích đọc sách, đặc biệt là sách về tài chính và nghỉ hưu sớm. Chúng đều đề cập đến tầm quan trọng của đầu tư sớm và thường xuyên. Vì vậy, ở tuổi 18 tôi mua cổ phiếu đầu tiên. Đó là cổ phiếu của một công ty dầu mỏ Canada.
Trong vòng 1 năm kể từ khi nắm giữ cổ phiếu đó, tôi đã kiếm được khoảng 1.000 USD lợi nhuận. Từ lúc này trở đi, tôi say mê đầu tư và bắt đầu mở rộng danh mục của mình.
Điều quan trọng nhất mà tôi muốn nhấn mạnh là hãy bắt đầu càng sớm càng tốt, dù đó là tiết kiệm hay đầu tư.
Bước 2: Tránh nợ sinh viên
Tại Mỹ, sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi có 2 lựa chọn: học cao đẳng cộng đồng hoặc vào thẳng đại học. Nếu chỉ học cao đẳng, tôi sẽ trở thành trò cười của bạn bè.
Tuy nhiên, là người tiết kiệm, tôi đã chọn cao đẳng cộng đồng bởi nó có học phí thấp hơn đáng kể so với đại học. Khi kết thúc 2 năm, lấy đủ 90 tín chỉ, sinh viên sẽ được cấp bằng rồi ra đi làm hoặc chuyển vào trường đại học để lấy tiếp 90 tín chỉ nữa rồi nhận bằng cử nhân.
Trong thời gian học, tôi cố gắng hết sức để nhận được học bổng. Điều này giúp tôi bớt đi nhiều gánh nặng về tài chính vì mỗi tháng, tôi nhận được vài nghìn USD. Ngoài ra, tôi còn nộp đơn xin trợ cấp để được giảm học phí.
Về cơ bản, tôi đã tốt nghiệp cử nhân với khoản nợ sinh viên bằng 0. Đây là điều quan trọng vì bạn sẽ khó tiết kiệm được 100.000 USD nếu nợ vài nghìn hoặc thậm chí là vài chục nghìn USD.
Bước 3: Tránh nợ tiêu dùng
Tôi sử dụng thẻ tín dụng để trả cho những khoản tương đối lớn mà tôi chưa đủ tiền trả một lúc. Tuy nhiên, nếu được dùng không đúng cách, thẻ tín dụng sẽ trở thành liều thuốc độc cho tài chính cá nhân bởi mức lãi suất không hề thấp. Chính vì vậy, tôi chỉ dùng thẻ tín dụng vào việc thực sự cần thiết và thanh toán nợ đúng hạn.
Bước 4: Sống đơn giản
Khi nhắc đến chủ nghĩa tối giản, mọi người thường nghĩ đến ngôi nhà ít đồ đạc và những bức tường trắng trơn. Tuy nhiên, chủ nghĩa này cũng có thể áp dụng vào tài chính cá nhân. Một tư duy tối giản liên quan đến tiền mà bạn cần có là "nhiều không phải lúc nào cũng tốt hơn.
Một phương pháp mà tôi sử dụng trong hành trình tiết kiệm 100.000 USD là quy tắc 30 ngày khi tìm mua thứ gì đó mới. Theo đó, tôi sẽ đợi 30 ngày trước khi chi tiêu cho những khoản không thực sự thiết yếu. Trong khoảng thời gian này, nhiều lần tôi nhận ra rằng mình không cần chúng như ban đầu. Điều đó giúp tôi tiết kiệm được một số tiền đáng kể.
Khi áp dụng phương pháp này, đừng để bản thân bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người xung quanh. Hãy cứ sống theo lối tối giản này bởi khi đạt được mục tiêu lớn, bạn sẽ thấy rằng mọi cố gắng và hi sinh của mình là không vô ích.
Bước 5: Tăng thu nhập
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là tăng thu nhập. Đó có thể là nâng cao năng lực của bản thân để được tăng lương/thăng chức hoặc làm thêm hoặc cả 2 việc này cùng lúc.
Đối với tôi, tôi học thạc sĩ và làm thêm. Tôi kiếm thêm được hàng nghìn USD mỗi năm từ làm thêm. Đồng thời, việc có bằng thạc sĩ sẽ cho tôi cơ hội kiếm được công việc trả lương cao hơn.
Nguồn: MoM
Doanh nghiệp và tiếp thị