5 mẹo kiểm tra nguồn nước, ai cũng phải "thuộc nằm lòng" kẻo rước bệnh vào người
Uống nước luôn là một ý tưởng thông minh và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên để kiểm tra nguồn nước có an toàn hay không, không phải ai cũng biết.
- 02-05-2020Những món là đặc sản nức tiếng ở Việt Nam nhưng hoá ra lại có nguồn gốc từ nước ngoài, nhiều người đã nhầm lẫn bấy lâu nay
- 16-04-2020Vợ chồng Meghan Markle quyên góp hơn 2 tỷ đồng giúp nước Anh chống Covid-19 nhưng lại bị mỉa mai bởi nguồn gốc của khoản hỗ trợ này
- 16-03-2020Tiết lộ lý do khiến hai Hoàng tử nước Anh coi nhau như kẻ thù, hóa ra bắt nguồn từ 2 người phụ nữ
Kiểm tra màu sắc: Để kiểm tra màu sắc nước uống, bạn nên đổ đầy ly nước thủy tinh trong suốt rồi để dưới ánh sáng.
Nếu nước màu đục, vàng hay nâu thì có thể do đường ống bị gỉ hoặc nước ở nguồn cung cấp chất lượng thấp, bị ô nhiễm.
Thử độ lắng, vẩn đục: Nếu trong nước uống của bạn có lẫn những hạt liti màu cam, đỏ, nâu hoặc bị vẩn đục thì có thể các ống mềm dẫn nước tới nhà bạn đang bị hư hỏng.
Ngoài ra, đây cũng là biểu hiện cho thấy nước đang quá nhiều hóa chất, bạn không nên sử dụng.
Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Ngửi mùi: Nếu nước có mùi thuốc tẩy thì có thể được thêm clo vào cho an toàn. Tuy thói quen này là vô hại nhưng bạn cần mua thêm bộ lọc để loại bỏ mùi.
Nếu nguồn nước bạn có mùi mốc, thối thì có nghĩa là đang có vi khuẩn, tuyệt đối không nên dùng để bảo đảm sức khỏe.
Nếm thử: Ngậm nước vào miệng nhưng không nuốt mà nhổ ra.
Nếu thấy có vị hôi, lợ thì nguồn nước đã bị nhiễm kim loại, nồng độ pH thấp hoặc dư thừa lượng khoáng chất trong nguồn nước. Mặt khác, đường ống bị gỉ hay nước có nhiều hóa chất cũng gây ra hiện tượng này.
Kiểm tra chất lượng đường ống: Thông thường, ngoài đầu nguồn và nhà máy cung cấp nước thì đường ống trong nhà bạn cũng là nguyên nhân khiến nước bị giảm chất lượng.
Vì vậy, bạn nên có thói quen kiểm tra thường xuyên đường ống nhà mình kết hợp với các cách nêu trên để đảm bảo nguồn nước an toàn trước khi uống.
Đời sống pháp luật