5 năm, Việt Nam tăng 16 bậc trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu ngành công nghiệp
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển
"Năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp tăng lên (theo UNIDO, xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam tăng từ vị trí 58 năm 2015 lên thứ 42 vào năm 2019), phát triển công nghiệp từng bước đi vào chiều sâu", Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.
- 08-11-2021Đại biểu Hoàng Văn Cường: 'Không thể đi vay để thuê nước ngoài xây dựng các tuyến đường sắt riêng lẻ'
- 08-11-2021Đại biểu Quốc hội: Nguyên nhân nào dẫn đến sai phạm hình sự của cán bộ y tế?
- 08-11-2021Đại biểu Quốc hội: Doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn ra thế giới phải đứng vững trên thị trường nội địa
Xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam tăng đáng kể
Ngày 9/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo chuyên đề 1: Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nằm trong chuỗi các hội thảo chuyên đề của Diễn đàn Cấp cao thường niên dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương.
Tại đây, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, qua 35 năm, Việt Nam đã có bước chuyển đổi sâu sắc. Từ một quốc gia kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, đến nay Việt Nam đã thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, vị thế trên trường quốc tế ngày càng cải thiện và được đánh giá cao.
Theo ông Nguyễn Đức Hiển, Việt Nam trở thành đối tác hợp tác tin cậy của nhiều quốc gia trên thế giới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu các ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành khai khoáng, tăng nhanh tỷ trọng ngành chế biến, chế tạo.
"Một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, chiếm vị trí vững chắc trên thị trường thế giới; năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp tăng lên (theo UNIDO, xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam tăng từ vị trí 58 năm 2015 lên thứ 42 vào năm 2019), phát triển công nghiệp từng bước đi vào chiều sâu", Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước còn chậm
Song, lãnh đạo ban Kinh tế Trung ương cho hay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước còn chậm, năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp, việc tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển và bắt kịp các nước trong khu vực.
Việt Nam đã xác định mục tiêu đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, phấn đấu là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
"Để thực hiện được các mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ then chốt được Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định là 'đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo'".
Đâu là mô hình phù hợp?
Bên cạnh đó, bối cảnh tác động đến công nghiệp hóa Việt Nam trong giai đoạn mới còn chịu tác động của cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm; các nước lớn vẫn hợp tác, thoả hiệp, nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời có tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm lớn (hiện đứng thứ 21 trên thế giới và đứng thứ 2 trong ASEAN). Từ đó đặt ra yêu cầu và đòi hỏi trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải gắn với tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu, thể hiện quyết tâm và cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 vừa qua.
"Tuy vậy, điểm xuất phát của Việt Nam còn nhiều điều kiện hạn chế về nguồn lực tài chính, nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, vậy làm thế nào để Việt Nam có thể thực hiện được thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, cần phải xác định được mô hình, con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và lựa chọn chính sách cho phù hợp", Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển kết luận.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị
- Lần đầu tiên trong lịch sử tăng trưởng âm, chiến lược phát triển tiếp theo của TPHCM sẽ như thế nào?
- Chuyển đổi số doanh nghiệp: Yếu tố then chốt thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
- Đại sứ Israel giải mã việc VinFast rót vốn vào startup Israel, TH True Milk nhận công nghệ từ Israel và tác động đối với startup Việt
- Phó TGĐ VPBank Phùng Duy Khương: “Các ngân hàng phải thông minh hơn”
- Lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng ngày càng tăng