5 vụ IPO làm ‘rúng động’ thị trường: Có trường hợp huy động được 622 nghìn tỷ đồng vẫn ‘bị chê’ chưa đạt kỳ vọng
Đây là 5 thương vụ IPO “nóng” hàng đầu thị trường toàn cầu.
- 26-12-2023Doanh nghiệp gặp khó, "sếp lớn" viết tâm thư kêu gọi nhân viên làm việc nhiều hơn nữa nhưng "quên" không nói chuyện tăng lương: Chuyên gia nói một câu công bằng
- 26-12-20237 vụ phá sản đình đám năm 2023: Làn sóng vỡ nợ bùng nổ do hàng loạt sức ép, từ lãi suất cao ở Mỹ tới cạnh tranh cùng ngành diễn ra khốc liệt
- 26-12-202310 năm triển khai, dùng 181.000 tấn thép và 1,4 triệu mét khối bê tông, Nhật Bản tạo nên công trình kỷ lục Guinness, sử dụng kỹ thuật xây dựng tiên tiến khiến nhiều quốc gia cũng phải học tập
Những thương vụ IPO luôn thu hút sự quan tâm của thị trường. Theo The Richest, đây là những thương vụ IPO “bùng nổ” hàng đầu ở phố Wall.
Có thể nói, IPO là một bước ngoặt trong lịch sử của một công ty. Những đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng sẽ tạo được tiếng vang lớn cho các tập đoàn nếu huy động được hàng tỷ USD. Chúng không chỉ đơn thuần là giao dịch tài chính mà còn đại diện cho sự đổi mới, tăng trưởng và niềm tin của nhà đầu tư.
1. Saudi Aramco
Vào năm 2019, Saudi Aramco huy động được 25,6 tỷ USD (khoảng 622 nghìn tỷ đồng) - thương vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) khủng nhất thế giới. Tập đoàn của Ả Rập Xê Út đã bán ra 3 tỷ cổ phiếu với mức giá khoảng 8,53 USD mỗi cổ phiếu. Vụ phát hành này định giá Aramco ở mức 1,7 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, đợt IPO của Saudi Aramco được cho là vẫn kém kỳ vọng ban đầu. Lên kế hoạch từ năm 2016, vụ IPO này được đặt niềm tin sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về phát triển kinh tế ở Ả-rập Xê-út.
2. Alibaba
Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba đã có một trong những đợt IPO lớn nhất trong lịch sử khi huy động được 25 tỷ USD trên sàn chứng khoán New York vào tháng 9 năm 2014.
Việc niêm yết bom tấn đã dự báo trước thời đại sắp đến của những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc với chiến lược toàn cầu hóa.
Cổ phiếu Alibaba lúc bấy giờ đã tăng tới 38% lên 94 USD trong phiên giao dịch đầu tiên sau IPO. Ở thời điểm đó, vốn hóa của Alibaba đạt 231 tỷ USD, cao hơn cả Amazon và eBay – hai hãng thương mại điện tử hàng đầu Mỹ cộng lại.
3. Facebook
Vào năm 2012, Facebook đã chính thức phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) và trở thành công ty đại chúng. Facebook đã bán được 421,2 triệu cổ phiếu với mức giá cao 38 USD, thu về hơn 16 tỷ USD.
Với kết quả IPO này, giá trị vốn hóa thị trường của Facebook lúc bấy giờ đạt 104,2 tỷ USD, bằng một nửa so với con số 203 tỷ USD của Google.
4. Rivian Automotive
Thương hiệu xe ô tô Rivian Automotive đã bán được cổ phiếu với giá 78 USD/cổ phiếu trong cuộc phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) năm 2021, nhờ đó huy động được gần 12 tỷ USD. Con số này đã vượt mục tiêu đề ra.
Giá cổ phiếu Rivian Automotive đã tăng tới 29% trong phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán New York, Mỹ vào ngày 10/11/2021. Dù chốt phiên với mức tăng ít hơn, hãng xe điện tưởng như “vô danh” vẫn đạt mức vốn hóa lớn hơn cả 2 hãng xe nổi tiếng của Mỹ General Motors (GM) và Ford Motor tại thời điểm đó.
5. Uber
Startup gọi xe qua ứng dụng di động Uber đã chính thức IPO trên sàn chứng khoán New York với mã UBER vào năm 2019. Đây là sự kiện được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tại thời điểm đó, bởi Uber là startup được đặt kỳ vọng rất cao.
Với mức giá phát hành 45 USD/cổ phiếu, Uber huy động được 8,1 tỷ USD. Trước vụ phát hành, công ty dự kiến chào bán cổ phiếu với mức giá trong khoảng 44-50 USD/cổ phiếu.
Vụ phát hành này vốn được xem là vụ IPO được mong chờ nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu kể từ sau thương vụ IPO Facebook nhưng kết quả đạt được không cao như kỳ vọng. Dù vậy, thương vụ vẫn là chiến thắng cho startup gọi xe.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường