6 bộ phận trên cơ thể đổ nhiều mồ hôi đang cảnh báo bệnh tật, trong đó có cả dấu hiệu đột quỵ, đừng bỏ qua
Thời tiết mùa hè luôn là cơn ác mộng của những người ra nhiều mồ hôi, nhưng đừng nghĩ rằng mồ hôi chỉ là dấu hiệu của cảm giác nóng nực thông thường mà nó còn có thể cảnh báo bệnh tật trong cơ thể bạn.
- 22-06-2021HLV Park Hang-seo viết thư gửi tuyển thủ Việt Nam trước ngày tạm chia tay: "Mong các bạn luôn nỗ lực, mang trong mình sự kiêu hãnh"
- 22-06-20217 thói quen tiết kiệm mà người giàu chẳng ai mách cho bạn
- 22-06-2021Không an phận làm việc tại Big4 lẫn ngân hàng lớn, chàng trai nghèo quyết đổi đời nhờ 1 cuốn sách dạy đầu tư: Sở hữu 20 bất động sản nhưng vẫn sống nhờ nhà cha mẹ
Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu bạn đổ mồ hôi nhiều ở 1 trong 6 trường hợp sau:
1. Ra mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân
Theo 1 thống kê tại Trung Quốc, cứ 300 người thì có 1 người gặp vấn đề với việc ra nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay hoặc bàn chân mỗi mùa hè.
Còn nếu đổ mồ hôi ở 2 vị trí này mà đi kèm triệu chứng trướng bụng, phân bất thường thì khả năng cao là bạn đang gặp vấn đề về ruột hoặc bị đầy bụng, táo bón hoặc các bệnh tiêu hóa khác.
Nếu kèm theo khô miệng, sưng lợi, nhiệt miệng thì chắc chắn là dạ dày của bạn đang có vấn đề, thường là chứng nóng dạ dày, đau dạ dày hoặc tổn thương hang vị.
2. Đổ mồ hôi ở 1 phần bên của cơ thể
Tức là 1 phần các bộ phận nằm bên trái hoặc bên phải của cơ thể tiết mồ hôi bất thường, cụ thể như phần đầu bên trái kết hợp với vùng lưng trái, tay trái, chân trái hoặc ngược lại.
Đây là tình trạng đổ mồ hôi hiếm gặp ở người khỏe mạnh và thường xảy ra với các bệnh nhân bị liệt, mất hoặc suy giảm chức năng không cân xứng trên cơ thể. Nếu đi kèm với chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, lú lẫn và các triệu chứng khác, nó thường là sự dấu hiệu khởi phát của đột quỵ.
3. Đổ nhiều mồ hôi sau gáy
Đổ mồ hôi quá nhiều ở vùng gáy và cổ có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp.
Đặc biệt, các bệnh nhân tiểu đường bị đổ mồ hôi ở vị trí này thường bị hạ đường huyết do chức năng tụy gặp bất thường, nếu không được xử lý đúng cách thường xảy ra tai biến nguy hiểm tính mạng.
4. Đầu đổ mồ hôi nhiều
Nếu bạn bị ra mồ hôi nhiều ở đầu và mặt nhưng các bộ phận khác vẫn bình thường thì nên cẩn trọng với các bệnh liên quan đến lá lách và dạ dày.
Đổ mồ hôi đầu được chia thành hai tình huống bệnh phổ biến. Một là đổ mồ hôi đầu đi kèm với vàng lưỡi, đi tiểu nhiều lần, khoang miệng cảm giác nhờn dính thường là biểu hiện của bệnh nóng tỳ vị, viêm dạ dày, nóng dạ dày.
Tình huống bệnh phổ biến thứ 2 là ăn quá no, đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày khi có biểu hiện đổ mồ hôi đầu và mặt kèm mệt mỏi và khát nước sau bữa ăn. Lúc này có thể thực hiện mẹo châm cứu đầu ngón tay hoặc nhờ đến các loại thuốc tiêu hóa.
5. Đầu mũi dễ đổ mồ hôi
Nếu đầu mũi thường xuyên đổ mồ hôi, phần lớn liên quan đến khí phổi bị thiếu hụt. Bởi vì thiếu khí phổi cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ mồ hôi của cơ thể, từ đó xuất hiện hiện tượng đổ mồ hôi trộm.
Ngoài ra, những người bị thiếu hụt khí ở phổi có khả năng miễn dịch thấp và nhìn chung sẽ có các triệu chứng như da xanh xao, mệt mỏi và khó thở đi kèm.
6. Đổ nhiều mồ hôi khi ngủ vào ban đêm
Y học phương Đông gọi chứng đổ mồ hôi sau khi ngủ và ngừng đổ mồ hôi khi thức dậy là "đổ mồ hôi ban đêm", thường là do tình trạng thiếu âm.
Thiếu âm tức là khi năng lượng âm của cơ thể bị cạn kiệt dẫn đến tình trạng dư thừa dương, từ đó gây nóng sốt, đổ mồ hôi, nhiệt tứ chi, mệt mỏi, khó chịu... Nếu kèm theo nóng ran ở bàn tay, bàn chân hay mặt, khô miệng, đau họng, loét miệng khó lành hoặc mất ngủ thì hãy lập tức đến gặp bác sĩ để khám chữa kịp thời.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Daily Mail, Healthline
Pháp luật và Bạn đọc