6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng
Sự phát triển của thủ đô Hà Nội gắn liền với 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng, nối trung tâm TP với phần đô thị đang phát triển bên kia sông:
Cầu Long Biên: Khởi công ngày 12-9-1898, hoàn thành năm 1902. Cầu dài 2.290 m qua sông và 896 m cầu dẫn, 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m và đường dẫn xây bằng đá.
Cầu Chương Dương: Khánh thành ngày 30-6-1895, sau hơn 1 năm thi công, vượt tiến độ 12 tháng, chấm dứt hoàn toàn cảnh tắc nghẽn trên cầu Long Biên trước đó. Cầu dài 1.230 m (chưa kể đường dẫn) với 4 làn xe chạy 2 chiều, ở giữa có 2 làn mỗi bên rộng 5 m, ngoài cùng có 2 làn dành cho xe máy rộng 1,5 m.
Cầu Thăng Long: Cách cầu Long Biên 11 km về phía thượng lưu sông Hồng, xây dựng từ năm 1974 đến 1985, cầu giàn thép dài 3.250 m, gồm 2 tầng với 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ với 2 làn cầu riêng biệt rộng 3,5 m cho phương tiện thô sơ. Phần giữa tầng 1 là đường dành cho tàu hỏa chạy tuyến Văn Điển - Bắc Hồng và xe máy, xe đạp rộng 11 m. Tầng 2 rộng 21 m dành cho các loại xe cơ giới.
Cầu Vĩnh Tuy: Khánh thành ngày 25-9-2009, là cầu kết cấu dầm hộp bê-tông cốt thép dự ứng lực nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên, có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp. Phần cầu qua sông dài 3.690 m, phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m.
Cầu Thanh Trì: Hoàn thành năm 2007, dài hơn 12.000 m với phần cầu chính dài 3.084 m, rộng 33,1 m, có 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100 km/giờ.
Cầu Nhật Tân: Khánh thành ngày 4-1-2015, đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Cầu dài 3,9 km, trong đó phần chính qua sông Hồng dài 2,5 km, rộng 43,2 m với 8 làn xe cơ giới chạy 2 chiều gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe máy, 2 làn xe buýt, cùng đường dành cho người đi bộ.
Người lao động