6 siêu thực phẩm chống ung thư bếp nhà nào cũng có
Để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, bạn không cần nhìn đâu xa ngoài căn bếp.
- 02-11-2017Nếu ai cũng thực hiện được 4 điều đơn giản này, ung thư sẽ không còn "đất" sống
- 02-11-2017Ung thư dạ dày có khi không gây đau mà biểu hiện bằng 5 dấu hiệu sớm sau
- 01-11-2017Phát hiện cơ chế đường 'đánh thức' tế bào ung thư: Cái chết trắng của thời đại mới
Tiến sỹ Richard Béliveau, Trưởng khoa phòng ngừa và điều trị ung thư Đại học Québec tại Montreal – Canada, tác giả cuốn sách nổi tiếng Foods to Fight Cancer (Thực phẩm chống ung thư) khẳng định, “Tất cả các nghiên cứu về ung thư và dinh dưỡng đều tập trung vào chế độ ăn uống dựa trên thực vật, bởi lượng dưỡng chất và những thành phần đặc biệt trong thực vật.”
Hãy cố gắng tật dụng tất cả các loại rau củ quả trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là 6 loại siêu thực phẩm sau.
Súp lơ xanh (Bông cải xanh)
Tất cả cá loại rau họ Cải (súp lơ, cải bắp, cải kale) đều chứa chất chống ung thư, nhưng súp lơ, hay còn gọi là bông cải xanh, là loại cải duy nhất có chứa lượng lớn sulforaphane, một hợp chất đặc biệt thúc đẩy mạnh mẽ các enzym bảo vệ của cơ thể và loại trừ các hóa chất gây ung thư, theo Tiến sỹ khoa học Jed Fahey. Một nghiên cứu trên chuột của trường Đại học Michigan cho thấy, sulforaphane cũng tác động đến các tế bào gốc ung thư vốn hỗ trợ sự phát triển của khối u.
Tác dụng chống các loại ung thư: Vú, gan, phổi, tuyến tiền liệt, da, dạ dày, bàng quang.
Cách dùng: Càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bổ sung súp lơ vào mọi món ăn tùy thích, từ salad, trứng chiên cho tới pizza.
Các loại quả mọng
Tất cả các loại quả mọng (dâu tây, việt quất, phúc bồn tử…) đều chứa các dưỡng chất chống ung thư. Trong đó, mâm xôi đen chứa nồng độ cao một dưỡng chất có tên là anthocyanin, có tác dụng làm chậm sự tăng trưởng của tế bào tiền ác tính và ngăn chặn mạch máu mới hình thành có khả năng nuôi dưỡng khối ung thư ác tính, theo tiến sỹ Gary D. Stoner, giáo sư nội khoa tại Đại học Y khoa bang Ohio – Mỹ.
Tác dụng chống các loại ung thư: Đại tràng, thực quản, miệng và da
Cách dùng: Tiến sỹ Stoner dùng bột quả mọng cô đặc trong các nghiên cứu của mình, nhưng ông cho biết, ăn trực tiếp một nửa cốc quả mọng mỗi ngày cũng có thể giúp bạn khỏe hơn nhiều.
Cà chua
Thực phẩm vừa là rau vừa là quả này là nguồn cung cấp dồi dào nhất lycopene – một sắc tố hữu cơ đem lại màu đỏ cho cà chua. Lycopene được chứng minh là ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư nội mạc tử cung, theo một nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng và Ung thư Mỹ. Theo thống kê, ung thư nội mạc tử cung là căn bệnh chiếm tỉ lệ hàng đầu trong các bệnh ung thư ở phụ nữ Mỹ. Tại Việt Nam, ung thư nội mạc tử cung thường gặp ở 70% phụ nữ sau mãn kinh, 25% tiền mãn kinh và 5% trong độ tuổi sinh đẻ và đứng hàng thứ 12 trong các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới.
Tác dụng chống các loại ung thư: Nội mạc tử cung, phổi, tuyến tiền liệt và dạ dày
Cách dùng: Cà chua phát huy tác dụng nhiều nhất khi được nấu chín, bởi quá trình làm nóng giúp tăng lượng lycopene mà cơ thể có thể hấp thu.
Óc chó
Hoạt chất phytosterol trong óc chó được chứng minh là có khả năng ngăn chặn các thụ thể estrogen trong tế bào ung thư vú, làm chậm quá trình tăng trưởng của các tế bào này, theo Tiến sỹ Elaine Hardman tại trường Đại học Y khoa Marshall tại Hungtington – Tây Virginia – Mỹ.
Tác dụng chống các loại ung thư: Vú và tuyến tiền liệt
Cách dùng: Nghiên cứu của Tiến sỹ Hardman chỉ ra, chỉ cần nhai khoảng 28gram hạt óc chó mỗi ngày có thể mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Tỏi
Các hoạt chất thực vật trong tỏi đã được chứng minh có thể ngăn chặn sự hình thành của nitrosamine, chất gây ung thư hình thành ở dạ dày (và đôi khi cả ở ruột trong những điều kiện nhất định) khi bạn tiêu thụ nitrate – một chất bảo quản thông dụng, theo nghiên cứu của Tiến sỹ Béliveau. Trên thực tế, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Phụ nữ Iowa – Mỹ cho biết, phụ nữ tiêu thụ nhiều tỏi nhất trong chế độ ăn thường ngày có nguy cơ ung thư ruột thấp hơn 50% so với những phụ nữ ăn ít tỏi nhất.
Tác dụng chống các loại ung thư: Vú, ruột già, thực quản và dạ dày
Cách dùng: Có nhiều cách chế biến tỏi trong các món ăn thường ngày. Đơn giản nhất, bạn có thể đập dập, băm nhỏ một tép tỏi tươi (để sản sinh các enzyme có lợi) và rắc vào nước sốt cà chua trong lúc đun nóng.
Các loại đậu
Một nghiên cứu của Đại học bang Michigan – Mỹ phát hiện ra rằng, đậu đen và đậu trắng giảm đáng kể tỷ lệ mắc ung thư ruột kết ở chuột, một phần vì một chế độ ăn uống giàu đậu giúp tăng hàm lượng hợp chất butirate axit béo, khi ở nồng độ cao sẽ có tác dụng bảo vệ chống lại sự phát triển ung thư. Một nghiên cứu khác, trong tạp chí Khoa học Crop Science, đã chứng minh các loại đậu khô đặc biệt có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư vú ở chuột.
Tác dụng chống các loại ung thư: Vú và đại tràng
Cách dùng: Mỗi tuần vài lần, bạn nên bổ sung 1 nửa cốc đậu (đóng hộp hoặc sấy khô) vào chế độ ăn luân chuyển rau củ quả. Với đậu khô, bạn nên ngâm nước sau đó nấu chín.
Những thực phẩm cần tránh
Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng xác định thực phẩm nào có tác dụng phòng ngừa ung thư tốt nhất, thì điều chúng ta biết rõ chính là không nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe, theo Chuyên gia dinh dưỡng Cheryl Forberg, tác giả cuốn sách Positively Ageless, tạm dịch là Trẻ mãi không già.
Tránh ăn chất béo động vật
Chất béo động vật, bao gồm thịt, pho mát và bơ, chứa lượng chất béo bão hòa cao, có liên quan đến chứng béo phì, một tiền đề ung thư. Chúng ta có thể thay thế bằng các nguồn protein khác lành mạnh hơn, như cá, sữa ít béo, và tất nhiên là các loại đậu tốt cho sức khỏe.
Tránh ăn thịt chế biến sẵn
Một cái xúc xích hay vài lát thịt xông khói sẽ không gây chết người ngay, nhưng đừng biến chúng trở thành một phần trong chế độ ăn thường ngày của bạn. Một số loại thịt ướp muối có thể chứa lượng nitrite và nitrate cao, những chất bảo quản mà khi tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và các loại ung thư khác.
Tránh uống rượu quá nhiều
Hãy dừng lại sau khi uống 1 cốc rượu! Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, thực quản và ung thư vú.
Trí thức trẻ