MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 tâm đắc đúc kết từ thành công của Tư Mã Ý: Dùng kiếm một ngày nhưng mài kiếm cần 20 năm

27-08-2019 - 20:38 PM | Sống

Từ cổ chí kim, không phải cứ cao to bắp thịt sẽ trở thành anh hùng vô địch, như Tư Mã Ý ốm yếu gầy gò chỉ cần tài trí kiệt xuất để nắm trọn cả giang sơn.

Tư Mã Ý nổi danh là một người tài trí thông minh, biết tiến lùi vừa đúng, lấy chữ "Nhẫn" để học được thành công. Từ bài học cuộc đời của ông, người ta có được 6 đúc kết tâm đắc sau để làm nên thành tựu:

1. Kẻ khôn ngoan chỉ cần sự thật, kẻ ngốc mới tranh hư danh

Trong cuộc sống thực, rất nhiều người sẽ cố gắng tranh đoạt vì danh lợi, vì tiền tài, vì sự nổi tiếng. So với những kẻ khác thích khoe khoang khoác lác, tự thổi phồng bản thân để tranh đoạt những điều hư danh, người thực sự khôn ngoan và bản lĩnh luôn lựa chọn đứng sau để âm thầm quan sát tất cả. Chỉ cần nhắm trúng thời cơ, họ mới nhanh chóng ra tay để đạt được lợi ích cụ thể cho bản thân mình. 

Tư Mã Ý sẵn sàng che giấu bản thân suốt hàng chục năm dưới trướng Tào Tháo, rồi tiếp tục khiêm nhường phụ tá Tào Phi, chỉ đợi đến thời Tào Duệ mới bắt đầu mưu đồ của mình. Đó mới là thực tiễn cần có trong cuộc sống chứ không phải một số hư danh hão huyền, vô bổ.

2. Sống trên đời, không quan trọng sinh hay tử, mà điều cần quan tâm là sống đúng hay sai

Xã hội hiện nay, chúng ta luôn sống và đặt nặng tâm tính thực dụng lên hàng đầu, lúc nào cũng chỉ quan tâm đến hiệu quả và lợi ích mà không thể sống minh bạch giữa đúng và sai. Giống như những cỗ máy tự động, được rập khuôn trong một cuộc sống vội vã, chúng ta bỏ mặc những cảm xúc hàng ngày trong chính mình, để mọi thứ diễn ra xung quanh quá đỗi bình thường và tẻ nhạt. Hoặc vì danh lợi mà buông bỏ lý tưởng và nguyên tắc của bản thân. 

Hãy nhớ rằng, cuộc sống hoặc là một hành trình đầy thử thách hoặc không là gì cả. Đã sinh ra trên đời, phải sống đúng nghĩa chứ không chỉ đơn giản là tồn tại.

6 tâm đắc đúc kết từ thành công của Tư Mã Ý: Dùng kiếm một ngày nhưng mài kiếm cần 20 năm - Ảnh 1.

3. Đã ra trận, không có tướng quân nào bất bại, quan trọng nhất là thua nhưng không nhục, thua mà không hèn

Điều này dạy cho chúng ta biết rằng, không chỉ năng lực chiến đấu của một người đóng vai trò quan trọng mà tâm thái của họ cũng góp phần tạo nên thành công. Không có ai mãi mãi thắng cuộc nhưng cũng không có ai mãi mãi toàn thua. 

Chỉ cần chúng ta nhìn nhận thẳng vào thất bại của mình, học hỏi được những bài học trong đó, không xấu hổ, không tự ti, sớm muộn gì chúng ta cũng thay đổi được những sai lầm trí mạng của mình. 

Ở dưới đáy của cuộc đời, khi đặt chân đến bước đường cùng, cái chúng ta cần là dũng khí và trí tuệ để có thể đứng lên.

4. Không được nhút nhát, nhưng nhất định cũng phải biết kính sợ, học cách kính sợ chính đối thủ của mình

Ví dụ trái ngược điển hình cho câu nói này chính là Hán Thọ Đình Hầu - Quan Vũ. Tuy bản thân Quan Vũ rất tài giỏi và có năng lực nhưng do khinh thường kẻ địch khắp thiên hạ, cuối cùng, cũng chính vì tâm thái ấy mà bỏ mạng một cách oan uổng. 

Còn như Tư Mã Ý, khi còn dưới trướng Tào Tháo, ông hết mực nể trọng cấp trên. Khi đối địch với Gia Cát Lượng, ông cũng chưa từng thể hiện hay buông lời nhục nhã. 

Sự kính sợ là điều cần thiết để chúng ta học được cách nhẫn nhịn, học cách bình tĩnh và đối mặt với những khó khăn.

6 tâm đắc đúc kết từ thành công của Tư Mã Ý: Dùng kiếm một ngày nhưng mài kiếm cần 20 năm - Ảnh 2.

5. Dùng kiếm một ngày, nhưng mài kiếm cần 20 năm

Đây chính là sức mạnh kết tinh từ trong chữ "Nhẫn" của cuộc đời Tư Mã Ý. Chỉ có những ai hiểu được sự quý giá đằng sau, họ mới có cơ hội được tích lũy và phát triển bản thân. Chúng ta cần chuẩn bị kỹ, cần mài gươm thật sắc thì thanh gươm đó mới có thể giúp chúng ta xử lý kẻ thù dễ dàng, làm nên thành tựu. 

Còn nếu lâm trận rồi mới phát hiện kiếm cùn, đao gỉ, dù chúng ta anh dũng can trường đến mấy cũng chỉ có thể thất bại mà thôi.

6. Võ công cao chỉ làm kẻ tay chân, trí tuệ cao mới thống nhất thiên hạ

Võ lực hay sức mạnh thể chất của một người đóng vai trò quan trọng để đánh bại kẻ thù trên chiến trường, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thử thách hiểm nguy. Nhưng đó chỉ là công việc của kẻ tay chân, còn người trí tuệ và bản lĩnh sẽ đứng đằng sau cầm quân bố trận. 

Trong Tam Quốc, Lữ Bố mạnh mẽ trên chiến trường nhưng luận về mưu trí, cuối cùng vẫn chịu cảnh binh bại bị giết. Còn với quân sư Gia Cát Lượng, cho dù không anh dũng thiện chiến, nhưng một suy nghĩ, một kế sách của ông cũng có thể khiến hàng ngàn, hàng vạn quân thù bỏ mạng. 

Chính vì vậy, bất luận ở thời đại nào, hữu dũng vô mưu chỉ làm kẻ tay chân, có dũng có mưu mới là người làm nên thành tựu.

*Theo Horo 

Phương Thúy

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên