7 bí kíp sinh tồn đủ hữu ích để cứu mạng bạn vào một ngày xấu trời
Làm sao mà biết mình sẽ lâm vào hoàn cảnh như thế nào đúng không? Thế nên học là không thừa đâu!
- 25-10-2021Penthouse 3 tầng của nữ chủ nhân 37 tuổi với chi phí hoàn thiện gần 4 tỷ đồng ở ngoại thành Hà Nội
- 25-10-2021Tranh cãi “Có nên dùng tiền để thuê con làm việc nhà?”, bà mẹ ở TP.HCM đưa ra quan điểm bất ngờ cùng loạt kinh nghiệm dạy con về TIỀN đáng học hỏi
- 25-10-2021Chuyện về những người bà "chiến thắng tử thần": Sức mạnh đến từ tình thương của cháu con, sẽ ổn cả thôi nếu chúng ta siết tay nhau!
Khi trời mưa bạn cần phải trú ở đâu? Một trong những quy tắc sinh tồn cơ bản nhất là KHÔNG trú dưới tán cây, vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong một trận bão sét.
Nhìn chung, mỗi tình huống hiểm nghèo bạn gặp phải đều sẽ có những cách để làm tăng tỉ lệ sống sót của bản thân. Chúng được gọi là bí kíp sinh tồn, và dưới đây là một chùm những bí kíp mà bạn nên học thuộc để giúp bản thân tránh được kết quả xấu nhất trong những tình huống hiểm nghèo.
1. Khi mắc kẹt trong một cơn giông
Thứ đáng sợ nhất của một cơn giông không phải là mưa, mà là gió giật và sấm sét. Trường hợp bạn mắc kẹt trong một cơn giông mà không có chỗ trú ẩn (và sấm sét đang giật đùng đùng trên đầu), hãy xếp 2 chân lại, lấy tay nắm lấy mắt cá chân và cúi đầu xuống thấp hết sức có thể.
Đây là tư thế đã được kiểm chứng bởi các chuyên gia. Tư thế này sẽ bảo vệ bạn nếu chẳng may sét có đánh trúng. Nó cho phép dòng điện di chuyển nhanh hơn để hướng xuống đất, giúp giảm thiểu thiệt hại cho cơ thể.
2. Khi kẹt trong vùng lũ: Đừng bước xuống nước sâu hơn 15 - 20cm
Tuyệt đối không đi vào các vùng nước sâu hơn 20cm
Nước là một yếu tố rất quyền lực của tự nhiên. Tại các vùng lũ, dòng nước sâu hơn 15cm là đủ để khiến bạn phải loạng choạng, thậm chí cuốn được bạn đi. Và nếu nước ngập hơn 30cm, nó sẽ đủ sức mạnh để cuốn trôi cả xe ô tô.
Vậy nên dù nhìn mặt nước có vẻ không quá nhanh thì cũng đừng mạo hiểm. Hãy sử dụng một chiếc que để xác định độ sâu của nước, trước khi quyết định có bước qua hay không.
3. Nếu kẹt trong một trận cháy rừng: Hãy xuống vùng đất thấp
Có một điều ít người biết là ngọn lửa sẽ lan theo hướng đi lên - vì hơi nóng bốc lên trên. Nếu ngọn lửa xảy ra trên một sườn dốc, tốc độ lan tỏa có thể tăng nhanh hơn gấp đôi với độ dốc tăng thêm 10 độ.
Vậy nên trong một trận cháy rừng, hãy né tránh những khu vực ở trên cao.
4. Trong một trận bão cát: Hãy chờ đợi
Kẹt trong một trận bão cát mà không có nơi trú ẩn - đây quả là một tình huống khá tệ. Những lúc như vậy, hãy bình tĩnh tìm một chỗ để núp - mỏm đá, cây to...
Trong lúc ấy, hãy che mũi và miệng bằng một mảnh vải (tốt nhất là vải ướt) để bảo vệ phổi, tránh hít phải cát và chờ đợi cho cơn bão đi qua.
5. Nơi phù hợp để trú ẩn khi có lốc xoáy
Là né tránh tất cả các tầng cao và ở tầng thấp nhất của căn nhà. Bạn có thể chọn trốn trong phòng tắm, phủ lên người một tấm nệm hoặc vải dày. Trong trường hợp ở nhà chung cư, đừng núp gần những vật dụng nặng (giá sách) và đèn trần, vì chúng có thể rơi xuống trong lúc cơn lốc quét qua.
6. Nhảy xuống nước cũng cần đúng cách
Nếu trong hoàn cảnh buộc phải nhảy xuống nước từ trên cao, hãy chọn một vị trí thoáng đãng, không có đá tảng và các mảnh vụn nguy hiểm.
Nếu không phải dân chuyên nghiệp, đừng cố cắm đầu xuống nước trước. Thay vào đó, bạn nên hơn cong lưng lúc nhảy, tay giơ cao trên đỉnh đầu, mũi chân hướng thẳng xuống nước. Sau khi chìm xuống, hãy nhanh chóng mở rộng tay và chân để giảm tốc độ chìm, nhanh chóng nổi lên được.
Bí kíp này khá hữu dụng trong trường hợp bạn không rõ độ sâu của nước ra sao.
7. Cách để biến nước muối thành nước uống được
Thứ bạn cần là một lon nước bằng nhôm và một chai nhựa. Đầu tiên, cho nước muối vào lon, sau đó cắt bỏ phần đáy của chai nước và úp phần đáy vào trong để tạo ra một vành đai. Cuối cùng là đặt lon nước vào trong chai (giống như trên hình) và để tất cả ra chỗ có nắng rồi chờ đợi.
Nhiệt độ sẽ khiến nước bốc hơi, ngưng tụ lại ở vành đai, trong khi muối sẽ ở lại trong lon.
Nguồn: BS, VT.co
Pháp luật & Bạn đọc