7 thói quen đang hủy hoại gan của bạn từng ngày
Gan là bộ phận quan trọng, tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể. Nhưng gan rất dễ bị tổn thương bởi các thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn.
- 24-05-201710 loại thực phẩm giải độc gan cực kỳ hiệu quả cho mùa hè
- 22-05-2017Cách chăm sóc gan của người xưa có gì khác nay, 6 bí mật đơn giản ai cũng nên tham khảo!
- 20-05-2017Khi gan bạn có nguy cơ nhiễm độc, hãy áp dụng ngay 3 lời khuyên này để "cứu" kịp thời
Gan đóng vai trò chủ chốt trong quá trình tiêu hóa, trao đổi chất, thải độc máu và duy trì các diễn tiến của sự sống. Vì thế, khi gan bị tổn thương, các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng và dễ dàng nhiễm bệnh. Nhưng chúng ta có thể chăm sóc gan bằng cách nào? Hãy từ bỏ ngay những thói quen hàng ngày có thể gây tổn hại cho gan dưới đây:
1. Dùng đồ uống có cồn
Rượu và đồ uống có cồn làm giảm khả năng thải độc của gan. Nó khiến gan tập trung chủ yếu vào việc chuyển đổi cồn và giảm tác hại của cồn đối với cơ thể, tăng nguy cơ viêm gan, gan nhiễm mỡ.
2. Dùng thuốc quá liều
Việc sử dụng quá nhiều thuốc có hại cho cơ thể. Axit aceteminnophen trong nhiều loại thuốc tây có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng nếu bạn liên tục sử dụng thuốc trong nhiều ngày. Người điều trị bệnh bằng thuốc thường xuyên có thể dẫn tới suy gan nặng nếu không thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Hút thuốc lá
Các hóa chất trong thuốc lá có thể gây hại cho gan. Nó cũng là nguyên nhân gia tăng các gốc tự do trong gan, gây xơ hóa, phát triển quá mức các mô sẹo trong gan và có thể dẫn tới ung thư gan.
4. Chế độ ăn không lành mạnh
Thói quen ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn uống ở quán xá lề đường, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan cũng là nguyên nhân khiến dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, gây hại cho gan. Sử dụng sản phẩm bẩn không chỉ gây ngộ độc mà còn tác động tiêu cực đến gan. Các độc tố từ thức ăn tích tụ dần gây viêm gan, gan nhiễm mỡ, thậm chí xơ gan và ung thư gan.
Bạn nên tránh các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thêm rau xanh, hoa quả tươi vào thế độ ăn hàng ngày. Đó là nguồn cung cấp beta-carotene, vitamin C, vitamin E và kẽm giúp cho gan được khỏe mạnh và thực hiện tốt các chức năng.
5. Ngủ ít
Cơ thể có chế độ tự thải độc và sửa chữa thông qua hoạt động của gan và thận khi chúng ta ngủ. Thiếu ngủ là nguyên nhân của những rối loạn chức năng gan, thận.Vì thế, hãy cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày.
6. Sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng, thậm chí là các loại thảo dược cũng có thể gây hại cho gan. Ví dụ như nạp quá nhiều vitamin A khiến gan bị quá tải và bị tổn thương. Đối với người có tiền sử bị bệnh gan, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.
7. Căng thẳng, mệt mỏi
Dân gian có câu “trăm bệnh đều bắt đầu từ bệnh tinh thần”. Sự căng thẳng mệt mỏi trong đời sống hàng ngày cũng tác động không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan và thận. Khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, áp lực máu tăng cao, lượng máu lưu thông qua gan và thận cũng giảm mạnh, không đủ để duy trì hoạt động bình thường.
Các bệnh lý về gan hầu như không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, đến khi có biểu hiện thì bệnh thường ở giai đoạn nặng. Xét nghiệm men gan là cách nhanh nhất để phát hiện tổn thương ở gan. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cần loại bỏ ngay các thói quen sống thiếu lành mạnh, thường xuyên vận động và thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh để gan và các cơ quan khác trong cơ thể luôn khỏe mạnh.
Boldsky