70 nghìn Thạc sĩ nối đuôi nhau làm nghề shipper: "Con số biết nói" khiến dư luận Trung Quốc hoang mang tột độ những ngày qua
Thông tin 70 nghìn Thạc sĩ ở Trung Quốc bị thất nghiệp và phải chuyển sang làm nghề shipper khiến cho dư luận nước này không khỏi hoang mang.
- 09-09-2020Đồng Tổng giám đốc MoMo: Hai bằng thạc sỹ tại Mỹ, từng đứng phát tờ rơi ở miền Tây và triết lý "xô cát thủng" để giữ chân khách hàng
- 19-07-2020Nữ thạc sỹ lương năm hàng trăm triệu nghỉ việc đi làm bảo mẫu: Thế giới đang trừng phạt những người không học hành tử tế
- 05-02-2020Thạc sỹ Marketing ĐH Melbourne người Việt: Làm Marketing là làm gì? Có phải chỉ đơn thuần là "các thông điệp bóng bẩy" để giành trái tim và cái ví người dùng? Làm Marketing ở Việt Nam có cần bằng Master?
Theo dữ liệu từ Thông tin chi tiết về sinh viên đại học làm nghề shipper vào năm 2019 do Ele.me (nền tảng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của Trung Quốc) phát hành vào ngày 28/8/2019 và Thông tin chi tiết về thanh niên làm nghề shipper của Meituan (nền tảng mua bán và giao đồ ăn online của Trung Quốc) công bố vào ngày 17/1/2019 cho thấy, xu hướng của ngành nghề giao đồ ăn nhanh đang rất thịnh hành. Từ đó xuất hiện nhiều thông tin về việc "Trung Quốc hiện có 7 triệu người làm nghề shipper, trong đó có 70 nghìn người trình độ từ Thạc sĩ trở lên" đang được nhiều bạn trẻ quan tâm.
70 nghìn Thạc sĩ Trung Quốc đang đi giao đồ ăn
Trung Quốc hiện có 7 triệu người làm nghề shipper, trong đó có 70 nghìn người trình độ từ Thạc sĩ trở lên
Nhiều cư dân mạng đã đăng bài thể hiện suy nghĩ về xu hướng tìm việc làm trên: "Trung Quốc đang sinh ra 1 nhóm người nghèo có trình độ học vấn cao.", "Rốt cuộc thì bằng cấp có quan trọng hay không?", "Phải chăng Trung Quốc đang mở cuộc thi làm shipper hả?"...
Tuy nhiên, sau khi xem xét và tổng hợp lại từ 2 bản báo cáo, nhiều người cho rằng những số liệu ấy không đủ sức chứng minh luận điểm "70 nghìn Thạc sĩ trên toàn Trung Quốc đang làm nghề shipper".
Bản báo cáo của Ele.me cho thấy trong "ngành shipper" có 16% là sinh viên năm 1, 47% là sinh viên năm 2; 28% là sinh viên năm 3; 8% là sinh viên năm cuối; còn lại là trình độ Thạc sĩ trở lên
Báo cáo của Ele.me chỉ tập trung vào những sinh viên đại học làm việc bán thời gian (chiếm 99%) và nghề họ chọn là giao đồ ăn nhanh. Trong đó có tổng cộng 9.896 sinh viên đại học trên khắp Trung Quốc đã tham gia vào cuộc khảo sát vào mùa hè năm 2019 và có 1% là sinh viên tốt nghiệp có bằng Thạc sĩ trở lên.
Cần lưu ý rằng báo cáo của Ele.me chỉ tập trung khảo sát sinh viên đại học vào mùa hè năm 2019. Khi được nghỉ hè họ tìm việc làm thêm và nghỉ việc sau khi khai giảng. Dữ liệu trong báo cáo trên chỉ phản ánh mùa hè năm 2019 chứ không phải cả năm.
Theo báo cáo của Ele.me, có 38% người chọn ngành nghề shipper vì muốn "trải nghiệm cuộc sống"
Trong bản thống kê trên đã cho thấy những sinh viên đại học làm việc bán thời gian vì muốn "trải nghiệm cuộc sống" chiếm 38% và "kiếm sinh hoạt phí" chiếm 27%.
Dữ liệu từ báo cáo Meituan cũng cho thấy trong số 118 nghìn người có khoảng 1.180 là shipper và có bằng Thạc sĩ trở lên (Thạc sĩ chiếm 1% trong số 118 nghìn người được khảo sát), bao gồm cả những người làm toàn thời gian và bán thời gian.
Bảng thống kê của Meituan vào năm 2019 cho thấy, trong 118 nghìn người thì nhóm sinh viên cao đẳng, đại học và Thạc sĩ chiếm 15%, trong đó Thạc sĩ chiếm 1%
Tuy nhiên, người phụ trách Meituan trả lời phóng viên rằng báo cáo chỉ điều tra dưới hình thức thống kê, và kích thước mẫu quá nhỏ để có thể đưa ra kết luận trên toàn quốc.
Ngoài Meituan và Ele.me, nhiều người làm nghề giao hàng nhanh cũng chọn các nền tảng khác tương tự chẳng hạn như JD Daojia (1 phân nhánh con của công ty thương mại điện tử của Trung Quốc Jingdong). Do đó, chỉ dựa trên dữ liệu của Meituan và Ele.me không đủ để chứng minh luận điểm sinh viên đại học có bằng Thạc sĩ đều thất nghiệp và phải chọn làm nghề shipper.
Ngoài ra, đại diện của Ele.me và Meituan bày tỏ thêm quan điểm với phóng viên rằng, thông tin "Trung Quốc có 7 triệu shipper" được các phương tiện truyền thông tổng hợp từ nhiều nguồn nhưng chưa hề có công bố chính thức. Điều đó đồng nghĩa với luận điểm "70 nghìn Thạc sĩ làm nghề shipper" là chưa có chứng cứ xác thực.
Nguồn: Sohu
Trí thức trẻ