8 cách tiêu tiền khiến suốt đời bạn chẳng bao giờ ổn định về tài chính
Những gì bạn nhận được đều do chính bản thân bạn tạo nên, trên khía cạnh tiền bạc cũng vậy.
- 26-07-2021Người phụ nữ bỏ phố về quê để làm vườn hoa 1.500m2 tuyệt đẹp, ngày cao điểm hút 3.000 người đến thăm: Nửa đời người về sau, hãy dành cho chính mình
- 26-07-2021Quách Đài Minh: Xuất thân bình dân, khởi nghiệp với 3,5 nghìn USD, nhờ kiên trì với 4 phương pháp này mà trở thành người giàu nhất Đài Loan, sở hữu tài sản tới 6,6 tỷ đô
Tại sao tình hình tài chính của bạn lại không ổn định và vững mạnh như bản thân hằng mơ ước? Chắc hẳn nhiều người đã từng phải thốt lên câu hỏi như vậy, thậm chí họ còn đổ lỗi cho hoàn cảnh, điều kiện khách quan hay những người xung quanh.
Thực tế là những gì bạn nhận được đều do chính bản thân bạn tạo nên. Trên khía cạnh tiền bạc cũng vậy, nếu bạn còn giữ những thói quen sau đây thì sẽ chẳng bao giờ ổn định về tài chính được đâu.
1. Đặt toàn bộ lương vào tài khoản chi tiêu
Cách làm này khiến bạn rơi vào tình trạng chi tiêu quá mức và bỏ qua các mục tiêu tiết kiệm. Khi tiền luôn có sẵn ở đó, bạn dễ có xu hướng tiêu đến những đồng lương cuối cùng mới thôi.
Bạn tự nhủ rằng số tiền còn lại cuối tháng sẽ dành để tiết kiệm, song thực tế là bạn sẽ hết sạch chẳng còn xu nào vào cuối tháng.
Một giải pháp tốt hơn là bạn hãy tiết kiệm trước khi chi tiêu, chỉ mua sắm trong phạm vi số tiền còn lại khi đã tiết kiệm. Bạn nên học cách để sống thoải mái, vui vẻ với số tiền đó, có như vậy thì mới có tiền tích lũy.
2. Đưa ra những quyết định mua sắm ngốc nghếch
Chi tiêu cho những thứ thực sự tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của bạn là điều xứng đáng. Tiêu tiền vào kỳ nghỉ ý nghĩa hay mua món quần áo có tính cách mạng cho tủ đồ là điều nên làm.
Vậy nhưng mua quá nhiều quần áo khi thấy cửa hàng giảm giá, để rồi chất đống trong tủ không mặc đến thì lại là một quyết định chi tiêu vô cùng ngốc nghếch. Hoặc bạn không có ý thức tiết kiệm điện dẫn đến phải trả hóa đơn tiền điện khổng lồ mỗi tháng. Hãy ngừng ngay những khoản chi tiêu dại dột tương tự, nếu không tài khoản của bạn sẽ bị bào mòn.
3. Phụ thuộc vào cha mẹ trong các quyết định tài chính
Cho dù bạn ngưỡng mộ và yêu quý cha mẹ thế nào thì cũng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào họ trong các quyết định về tiền bạc. Mỗi người có quan điểm và cá tính khác nhau khi quản lý tài chính, chưa chắc phương pháp của cha mẹ đã phù hợp và mang lại hiệu quả cao khi bạn áp dụng.
Ví dụ người già thường thích gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng cho an toàn. Tuy nhiên đó chưa chắc là một cách giữ tiền khôn ngoan vì lãi suất ngân hàng thậm chí còn không theo kịp tỷ lệ lạm phát.
Cá biệt một số người còn gửi tiền lương cho cha mẹ giữ hộ. Nếu bạn không tự tin vào năng lực quản lý tài chính mà phải nhờ đến người khác, bạn sẽ rất khó để trở nên giàu có, không bao giờ biết cách quản lý khôn ngoan tài sản của mình.
4. Không có bất kỳ mục tiêu nào
Chúng ta sẽ có động lực và hứng thú tích lũy tiền hơn nếu như có một mục tiêu cụ thể và quan trọng đối với mình.
Bạn đang cố gắng tiết kiệm tiền để mua nhà, mua xe mới hoặc cho một kỳ nghỉ đáng mơ ước? Hãy lập các kế hoạch thú vị cho cuộc sống và từng bước tích lũy tiền để đạt được chúng.
5. Bạn thiếu tỉnh táo trước các mánh khóe bán hàng
Các cửa hàng luôn sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để dụ dỗ khách hàng mua càng nhiều càng tốt. Khi không hiểu rõ về các mánh khóe của họ, bạn rất dễ rơi vào bẫy.
Đơn giản như cách sử dụng tấm gương lừa dối trong các cửa hàng quần áo, bạn nên tìm hiểu những cạm bẫy cơ bản để tránh mắc sai lầm khi mua sắm khiến ví tiền của mình bị rò rỉ.
6. Bạn sợ hãi khi đầu tư
Đầu tư nghe có vẻ là một điều cao siêu và đáng sợ, dường như chỉ dành cho các chuyên gia tài chính. Thực tế không phải vậy, bất kỳ ai cũng có thể đầu tư, dù bạn chỉ bắt đầu với một số tiền nhỏ.
Có nhiều nội dung đầu tư mà bạn có thể lựa chọn như đầu tư vào bất động sản, vàng, cổ phiếu… Hãy lựa chọn phương án đầu tư phù hợp với bản thân và chắc chắn là bạn đủ hiểu biết về lĩnh vực mà mình rót vốn.
7. Bạn mắc sai lầm khi thanh toán các khoản nợ
Trong trường hợp bạn đang có hơn 1 khoản nợ, cách trả nợ khôn ngoan nhất là tập trung vào khoản nợ “độc hại” có lãi suất cao nhất trước tiên. Bạn không nên chia đều khi trả nợ, đó thực sự là một quyết định tài chính sai lầm đấy.
8. Bạn không đánh giá đúng về bản thân
Thực tế là nhiều người đang đánh giá thấp năng lực của họ, chấp nhận nhận mức lương không xứng đáng với công sức và chất xám mình bỏ ra.
Bạn đừng ngại ngần khi yêu cầu tăng lương nếu nhận thấy những gì mình được trả không hợp lý. Thu nhập tăng lên cũng là một cách hiệu quả để tài sản tích lũy của bạn dày thêm nhanh chóng.
Phụ nữ Việt Nam