82.600 tỷ đồng vốn Nhà nước chuyển về SCIC chỉ tồn tại trên giấy tờ vì nhiều Bộ ngành, địa phương "chơi chiêu"
Hơn 173 doanh nghiệp trong tổng số 234 doanh nghiệp thuộc diện được Thủ tướng chỉ định chuyển giao vốn Nhà nước về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nhưng không thực hiện. Trong số các bộ, Bộ Công thương đứng đầu với 8 doanh nghiệp, còn địa phương là TP.HCM với 50 doanh nghiệp.
- 10-01-2017Không chỉ bán vốn giá hời, SCIC còn đang tiến triển hơn trong loạt dự án đầu tư
- 10-01-2017Ghi nhận lợi nhuận bán vốn Vinamilk, Tổng SCIC báo lãi năm 2016 hơn 15.800 tỷ đồng, gấp đôi 2015
- 03-01-2017SCIC nhận chuyển nhượng hơn 44,2 triệu cổ phiếu Vocarimex, trở thành cổ đông lớn nhất
- 25-12-2016SCIC “hạ giá” bán trọn lô cổ phần Mía đường Thanh Hóa
Thông tin trên vừa được cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), đại diện SCIC đưa ra tại Hội thảo Chuyển giao doanh nghiệp Nhà nước về SCIC ở Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) diễn ra sáng nay (21/2)
Báo cáo của CIEM cũng như SCIC cho biết từ năm 2013 đến nay có khoảng 234 doanh nghiệp Nhà nước có thoả thuận chuyển giao vốn về SCIC. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có khoảng 61 doanh nghiệp chuyển vốn được, còn hơn 173 doanh nghiệp vẫn chỉ tồn tại trên giấy tờ.
Đại diện CIEM, số vốn Nhà nước tại 173 danh nghiệp này vào khoảng 82.600 tỷ đồng, trong đó vốn tồn ở doanh nghiệp trực thuộc Bộ 46,9 nghìn tỷ đồng, vốn của các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, địa phương là 60,2 nghìn tỷ đồng. Trong đó có 32 doanh nghiệp trực thuộc các Bộ, ban ngành trung ương, nhiều nhất là Bộ Công Thương với 8 doanh nghiệp, Bộ Giao thông - Vận tải 5 doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 5 doanh nghiệp, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch 10 doanh nghiệp và Bộ Y Tế 4 doanh nghiệp.
Các địa phương còn giữ 141 doanh nghiệp, trong đó TP.HCM còn giữ 50 doanh nghiệp, Gia Lai 15 doanh nghiệp, Thừa Thiên Huế 13 doanh nghiệp, Bình Định 11 doanh nghiệp, Điện Biên 7 doanh nghiệp.
Bộ/Tỉnh | Vốn điều lệ ( đồng) | DN có số liệu | Tổng số DN |
---|---|---|---|
Bộ (5 bộ) | 46.891.319.530.000 | 22 | 32 |
Địa phương (27 tỉnh/TP) | 60.227.070.812.637 | 125 | 141 |
Tổng | 107.118.390.342.637 | 147 | 173 |
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện CIEM nhận xét nhiều địa phương, Bộ ngành có doanh nghiệp trực thuộc hiện không muốn chuyển giao vốn cho SCIC, nhiều nơi vẫn muốn giữ doanh nghiệp để quản lý hoặc chỉ chuyển giao những doanh nghiệp yếu kém cho SCIC.
Ông lý giải có hiện tượng này là bởi các doanh nghiệp dùng để "phục vụ cho sự nghiệp phát triển của địa phương", bất kể nó là doanh nghiệp công ích hay doanh nghiệp kinh doanh.
Đại diện SCIC, ông Nguyễn Hồng Hiển, Phó TGĐ SCIC cho biết luỹ kế đến hết tháng 12/2016, cơ quan này đã tiếp nhận quyền đại diện sở hữu vốn Nhà nước tại hơn 1.000 doanh nghiệp, tổng giá trị vốn Nhà nước tiếp nhận là 9.900 tỷ đồng (theo giá thị trường là hơn 15.000 tỷ đồng), bằng 1% tổng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, trong đó hơn 80% doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kém hiệu quả.
Đặc biệt, SCIC cho biết số doanh nghiệp chuyển về SCIC thuộc diện kiểm soát đặc biệt, thua lỗ chiếm gần 7%. Vị đại diện này cũng kêu "khổ" khi nhiều Bộ, ban ngành vẫn lách luật, chưa thực hiện theo lệnh của Thủ tướng.
"Dù Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhưng nhiều Bộ, ban ngành và địa phương triển khai việc chuyển vốn về SCIC rất chậm. Nhiều Bộ, ban ngành và địa phương chưa quan tâm đúng mức và chỉ đạo veiẹc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp cho SCIC. Dù Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo tại Công văn 10382/VPCP-ĐMDN ngày 11/12/2015, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước không được bán bớt phần vốn Nhà nước tại các công ty con, công ty liên kết, trước khi bàn giao về SCIC. Tuy nhiên, một số tập đoàn, tổng công ty vẫn tiến hành bán vốn", đại diện SCIC cho hay.