MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

9 điều cần làm ở tuổi 25 để trở thành tỷ phú VNĐ ở tuổi 30

13-03-2017 - 16:14 PM | Tài chính quốc tế

Nếu bạn đã bước sang tuổi 25, thời gian không còn nhiều nữa. Hãy thay đổi bản thân bằng cách áp dụng 9 điều này, mục tiêu trở thành tỉ phú VNĐ ở tuổi 30 sẽ đến với bạn.

Để giúp bạn đạt được mục tiêu trở thành tỷ phú VNĐ ở năm 30 tuổi, chúng tôi đã tổng hợp 9 lời khuyên từ những người cũng như bạn, trắng tay ở tuổi 25 và giàu có sau đó.

Dĩ nhiên, những lời khuyên này không đảm bảo sự giàu có 100% đến với bạn, nhưng áp dụng chúng thì cũng chẳng có hại gì, thậm chí còn mang đến rất nhiều ích lợi.

1. Tập trung vào kiếm tiền

"Trong môi trường kinh tế như hiện nay, bạn không thể cứ tiết kiệm tiền mà trở thành triệu phú USD được", Grant Cardone, một người đi từ hai bàn tay trắng đến một triệu phú tự thân vào tuổi 30. "Bước đầu tiên đó là tập trung vào việc tăng thu nhập từ từ và liên tục lặp lại điều này".

"Thu nhập của tôi từng là 3.000 USD một tháng và 5 năm sau đó nó tăng lên 20.000 USD một tháng. Hãy theo đuổi tiền bạc và nó sẽ ép bạn phải kiểm soát doanh thu và nhìn nhận cơ hội tốt hơn".

Tất nhiên, nói thì dễ, làm mới khó. Bạn có thể có rất nhiều lựa chọn để đạt được mục đích. Bạn có thể bắt đầu một cách "khiêm tốn", tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng để dần dần thăng tiến hoặc kiếm một công việc tốt hơn, hãy tìm những nguồn thu nhập ngoài công việc. Khi mọi thứ chín muồi, bạn còn có thể nghĩ đến việc khởi nghiệp và thành công.

2. Phát triển nhiều nguồn thu nhập

Một trong những cách kiếm nhiều tiền hơn là tăng số lượng nguồn thu nhập. Trong nghiên cứu về triệu phú tự thân kéo dài 5 năm của tác giả Thomas C. Corley, ông tìm ra rằng rất nhiều người trong số họ có nhiều nguồn thu nhập: 65% có ba nguồn thu nhập trở lên, 45% có bốn nguồn thu nhập trở lên và 29% có năm nguồn thu nhập trở lên.

Nghiên cứu này còn nêu rõ những nguồn thu nhập đó có thể đến từ cho thuê bất động sản, đầu tư vào chứng khoán hoặc sở hữu một dự án kinh doanh phụ. "Càng tạo ra được nhiều nguồn thu nhập trong cuộc sống, tài chính của bạn sẽ càng vững mạnh hơn", Corley viết.

3. Tiết kiệm để đầu tư, đừng tiết kiệm để tiết kiệm

Nhiều chuyên gia khuyên rằng lý do duy nhất để chúng ta tiết kiệm tiền là đầu tư. Hãy đặt tiền của bạn vào một tài khoản an toàn và… "không thể đụng tới". Có thể hơi cực đoan nhưng bạn không nên sử dụng số tiền này nếu có thể, ngay cả trong trường hợp khẩn cấp.

Grant Cardone cho biết, bước ba này sẽ củng cố thêm cho bước một như đã nhắc tới bên trên. "Cho đến ngày hôm nay, ít nhất hai lần một năm, tôi hết sạch tiền trong túi bởi tôi luôn đầu tư số tiền nhàn rỗi mình kiếm được vào các mục đích mà tôi thường không dễ rút ra".

Business Insider còn khuyên bạn rằng một trong những cách để kiên định với kế hoạch tiết kiệm là hãy "tự động hóa" việc tiết kiệm. Khi không còn thấy số tiền bạn tiết kiệm, bạn sẽ học được cách sống mà không có chúng.

4. Đừng khoe khoang

"Tôi đã không mua bất kì chiếc đồng hồ đắt tiền hay xe hơi sang trọng nào cho đến khi công việc và những khoản đầu tư của tôi mang lại nhiều dòng thu nhập", Grant Cardone chia sẻ. "Tôi vẫn lái một chiếc Toyota Camry khi tôi trở thành triệu phú USD. Hãy xây dựng hình ảnh bởi cách làm việc, thay vì những món đồ bạn mua".

5. Thay đổi cách nghĩ về tiền bạc

"Trở nên giàu có bắt đầu bằng cách nghĩ và những gì bạn tin tưởng về việc kiếm tiền", triệu phú USD tự thân Steve Siebold chia sẻ trên Business Insider.

Sau tất cả, ông nhấn mạnh: "Khi số đông tin rằng giàu có nằm ngoài sự kiểm soát của họ, những người giàu nhận thức rõ thì kiếm tiền chỉ là một công việc đơn thuần mà thôi".

6. Đầu tư vào bản thân

"Khoản đầu tư an toàn nhất mà tôi từng thực hiện là đầu tư vào tương lai của tôi", Tucker Hughes, người trở thành triệu phú USD năm 22 tuổi nói.

"Hãy đọc ít nhất 30 phút mỗi ngày, nghe podcast có ích khi lái xe và tìm thầy giỏi. Bạn không nhất thiết cứ chăm chăm phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình, hãy là một người có khả năng chia sẻ về nhiều lĩnh vực, từ tài chính, chính trị cho tới thể thao. Thu nhận kiến thức như hít thở và đặt việc theo đuổi kiến thức lên trên hết".

Rất nhiều người thành công và giàu có có thói quen đọc sách thường xuyên. Ví dụ, Warren Buffet dành 80% thời gian làm việc mỗi ngày vào việc đọc.

7. Hãy đặt mục tiêu và hình dung mình đạt được chúng

Nếu muốn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn cần có một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch rõ ràng về cách bạn đạt được mục tiêu. Tiền không tự nhiên mà có - bạn phải cố gắng đạt được chúng.

Những người giàu có lúc nào cũng kiên định với mục tiêu kiếm tiền. Việc này yêu cầu sự tập trung, dũng cảm, kiến thức và rất nhiều nỗ lực, triệu phú USD tự thân T. Harv Eker nhấn mạnh. Mọi thứ đều có thể khi bạn có mục tiêu và kế hoạch cụ thể: "Lý do số một mà hầu hết mọi người đều không có được những gì mình muốn là bởi họ không biết mình muốn gì. Người giàu thì lúc nào cũng rõ mình muốn của cải".

8. Gặp những người bạn ngưỡng mộ

Ông vua thép Andrew Carnegie, người đi từ một bàn tay trắng đến ngưỡng người giàu có nhất nước Mỹ, chia sẻ sự giàu có mà ông đạt được đến từ nguyên tắc "The Master Mind". Hiểu một cách đơn giản, nguyên tắc này có nghĩa là hãy tìm đến ở cạnh những người tài năng có cùng tầm nhìn với bạn. Bởi sự tập hợp của một vài cái đầu thông minh và sáng tạo sẽ tạo ra nhiều sức mạnh hơn một cá nhân đơn lẻ.

Bên cạnh đó, chúng ta có xu hướng trở thành những người mà chúng ta có quan hệ thân quen. Đó là lý do tại sao những người giàu thường qua lại với người giàu.

"Trong hầu hết mọi trường hợp, mức thu nhập của bạn cũng nằm trong nhóm mức thu nhập của những người bạn thân thiết của bạn", Siebold nói. "Tiếp xúc với những người thành công hơn bạn có thể mở rộng suy nghĩ và thúc đẩy thu nhập của bạn. Thực tế là, triệu phú có cách suy nghĩ khác những người có mức thu nhập tầm trung về vấn đề tiền bạc. Và ở cạnh họ bạn sẽ thu lượm được nhiều điều".

9. Nhắm đến mục tiêu 10 tỷ VNĐ, đừng dừng lại ở con số 1 tỷ VNĐ

"Sai lầm về tài chính lớn nhất của tôi là nghĩ không đủ lớn", Cardone nói thêm. "Tôi khuyến khích bạn nên nghĩ xa hơn con số giả định. Trên hành tinh này, tiền không bao giờ thiếu, chúng ta chỉ thiếu những người dám nghĩ lớn mà thôi".

Theo Huyền My

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên