9 hành vi tiêu cực của cha mẹ bào mòn tiềm năng của con
Những hành vi tiêu cực của cha mẹ này sẽ tước đi nhiều cơ hội tốt trong quá trình phát triển của trẻ.
- 20-12-2023Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi 2 kiểu cha mẹ này sẽ có cuộc sống khác biệt sau 18 năm: Một đằng tươi sáng, một đằng tối tăm
- 19-12-2023Tại sao các bậc cha mẹ Bắc Âu lại để con ở ngoài trời để ngủ trưa trong giá lạnh?
- 17-12-2023Thật may mắn khi có cha mẹ kiểu này: Dù gia đình không quá dư dả, con cái lớn lên vẫn biết ơn vô cùng
Nếu cha mẹ không tin tưởng con cái và can thiệp quá nhiều trong những quyết định, dần dần trẻ sẽ trở thành một người luôn thích chờ đợi sự chỉ dẫn, không biết chủ động nếu không có sự hướng dẫn của người khác.
Ngoài ra, trẻ cũng dần có xu hướng sợ thất bại, không thể phát huy hết tiềm năng của bản thân.
Những hành vi tiêu cực của cha mẹ làm suy giảm tiềm năng của trẻ
1. Chăm sóc quá mức
Nếu cha mẹ làm mọi việc cho con như ăn cơm, dọn dẹp, mặc áo quần, trẻ sẽ không thể tự lập. Khi cha mẹ ra lệnh không cho con cái làm bất cứ điều gì, cuối cùng họ sẽ hủy hoại con mình.
Trẻ em tùy theo từng độ tuổi có thể làm những việc phù hợp với khả năng của bản thân. Điều cha mẹ cần làm là thử thách con những việc khó dần, tăng cường những việc con có thể tự làm.
2. Thường xuyên ra lệnh
Nếu cha mẹ nghĩ con cái còn nhỏ, chưa biết làm gì nên phải hướng dẫn, ra lệnh cho chúng làm theo ý mình, kết quả cuối cùng trẻ chỉ biết ỷ lại hoặc nổi loạn ở độ tuổi vị thành niên.
Những câu nói như "con nên", "con phải" sẽ khiến cho trẻ mất đi động lực để thử làm mọi thứ, bào mòn đi tính sáng tạo và sự tò mò về thế giới xung quanh.
3. Giúp đỡ quá nhiều
Khi con cái gặp khó khăn, cha mẹ giúp đỡ là điều nên làm. Tuy nhiên, sự giúp đỡ này cũng cần có giới hạn, cha mẹ cần tránh giúp đỡ quá nhiều. Việc trẻ tự vượt qua những khó khăn, tự suy nghĩ sẽ xây dựng tính cách tự tin và dũng cảm đối diện với nhiều thử thách trong cuộc sống.
Cha mẹ giúp đỡ con quá nhiều sẽ tước đi cơ hội để trẻ học hỏi những kỹ năng quan trọng trong quá trình trưởng thành.
4. Yêu cầu con làm những việc vượt quá khả năng
Nếu một đứa trẻ có khả năng ở mức 5 nhưng cha mẹ lại ép chúng phải làm được mức 7, mức 10, thực sự trẻ sẽ không thể làm được. Nếu ép con làm những việc vượt quá khả năng của mình, nó sẽ làm suy yếu sự tự tin và tin tưởng vào chính mình.
Cảm giác tuyệt vời nhất là khi trẻ nói "mình đã làm được" sau khi thử làm điều gì đó khó khăn một chút và thành công.
5. Quyết định thay con
Một số cha mẹ có suy nghĩ rằng, mình không thích thể thao nên con cái có lẽ cũng sẽ như vậy, hoặc như quyết định thay con mình học cái này, chơi cái kia... tất cả đều làm suy yếu đi tiềm năng của trẻ.
Trẻ em sẽ biết cách tìm ra những gì chúng thích. Ngay cả khi đó là điều cha mẹ nghĩ tốt cho con mình nhưng cũng không vì thế mà ra lệnh hay ép buộc. Cách tốt nhất là cha mẹ nên tạo cơ hội cho con cái thử trải nghiệm nhiều thứ khác nhau.
6. Từ chối thẳng thừng
"Con không làm cái đó được", "cái này không tốt cho con", "làm sao con có thể làm được cái kia"... là những lời từ chối thẳng thừng của cha mẹ khiến con mình tổn thương.
Nếu một đứa trẻ liên tục bị từ chối, chúng sẽ có cảm giác "mình không đủ giỏi", "mình không thể làm được", một khi điều này ăn sâu vào tiềm thức, trẻ sẽ không dám làm bất cứ điều gì.
7. Tước đi đam mê của con
Khi trẻ ám ảnh bởi điều gì đó thú vị, chúng sẽ bị cuốn hút và say mê làm quên cả thời gian. Những lúc như thế này, trẻ sử dụng toàn bộ sức mạnh não bộ của mình, bao gồm cảm xúc, trí nhớ, trí tưởng tượng và sự khéo léo. Nói cách khác, bộ não của trẻ đang hoạt động mạnh nhất, tốt nhất cha mẹ không nên làm phiền hoặc cản trở con mình.
Nếu con bạn đam mê một điều gì đó, có thể là bọ cánh cứng, đồ chơi hay chơi búp bê, hãy để chúng làm điều đó một cách trọn vẹn nhất. Đừng lấy đi hoặc ép trẻ phải dừng lại giữa chừng vì lý do thích, không thích hoặc hoàn cảnh cá nhân của cha mẹ.
8. Không cho con thất bại
Trẻ cần phải trải qua cảm giác thất bại, không làm được để nhận ra "cách này không hiệu quả" và "cách khác sẽ thành công". Cha mẹ càng bảo vệ con cái khỏi thất bại, chúng sẽ càng học được ít hơn.
Để dạy trẻ rằng có thể đạt được điều gì đó từ thất bại, tốt nhất hãy thử thách chúng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên trở thành tấm gương cho con mình noi theo.
9. Không cho con có nhiều trải nghiệm khác nhau
Điều quan trọng là trẻ phải có những trải nghiệm đa dạng ngay từ khi còn nhỏ để có nhiều lựa chọn cho tương lai và tìm thấy tiềm năng của mình.
Việc hạn chế cơ hội trải nghiệm có thể thu hẹp những lựa chọn của con cái. Hãy để trẻ làm nhiều việc khác nhau, bao gồm vui chơi và học tập, để chúng có thể tìm thấy những gì mình muốn làm.
Phụ nữ số