Giàu hay nghèo đều là do lựa chọn: 9 tư duy quyết định vận mệnh, sở hữu đủ thì xin chúc mừng
Nhiều người nghĩ rằng giàu có là một món quà, ai may mắn sẽ được hưởng. Nhưng thực tế, chẳng có ai ngồi không mà hưởng được cả đời. Xuất thân, gia thế hay tiền bạc đều chỉ là nền tảng. Muốn thực sự sở hữu và duy trì của cải, bạn phải có được 9 tư duy sau đây.
- 09-11-2022Bí quyết lạ mà vua đầu tư dặn con: Khi nghèo nên hào phóng, nhưng khi giàu hãy âm thầm tiêu tiền cho bản thân
- 09-11-20227 hành động nhỏ nhưng thấy rõ tố chất của 1 người: Ai sở hữu đủ dễ gặp quý nhân trong đời, làm gì cũng thuận lợi
- 09-11-2022Nổi tiếng giản dị nhưng Bill Gates chi tới 124 triệu đô xây siêu dinh thự 6.000m2 ven hồ: Nhìn bên trong mới thấy 7 năm "thai nghén" rất xứng đáng
- 08-11-2022Mang danh giàu nhất thế giới, Elon Musk tiêu tiền vào đâu mà không mua nhà riêng?
- 08-11-2022Đàn ông đừng quá tiết kiệm, có 7 món dù đắt hay rẻ cũng phải bồi bổ cho bản thân, tới trung niên vẫn khỏe dồi dào
(1) Xây dựng thói quen sống tốt
Có thói quen sống tốt nghĩa là bạn không cần lo lắng về sức khỏe của mình. Ví dụ: tập thể dục là một thói quen tốt. Giữ gìn sức khỏe, bạn có thể tiết kiệm chi phí chữa bệnh. Đây là hành vi tiết kiệm tốt nhất.
(2) Xác định ước mơ và cải thiện động lực của chính bạn
Ước mơ không nhất thiết phải quá lớn. Ước mơ không phải là "mục tiêu", nó là động lực và ý nghĩa cuộc sống của bạn. Chúng ta không cần phải mong đợi bản thân có tham vọng như Elon Musk, sáng lập SpaceX để chinh phục mặt trăng, nhưng chúng ta vẫn cần có động lực của riêng mình để phấn đấu từng giây từng phút. Dù bạn già hay trẻ, hãy không ngừng cải thiện bản thân.
(3) Học tập thường xuyên để làm giàu kiến thức
Con người hiện đại vô cùng may mắn khi có sự trợ giúp của công nghệ, ngày càng có nhiều kênh cung cấp kiến thức, các khóa học trực tuyến, sách điện tử, podcast… Chỉ cần có điện thoại di động trong tay, bạn có thể bắt đầu học mọi lúc mọi nơi.
Hơn nữa, những người có thói quen học tập cố định mỗi ngày thường quản lý thời gian hiệu quả hơn, đồng nghĩa với việc cuộc sống của họ sẽ kỷ luật hơn. Hãy để bản thân trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn mỗi ngày.
Đầu tư vào học tập có thể tạo ra lãi kép.
(4) Kết bạn với những người tích cực
Khi đến một độ tuổi nhất định, bạn cần hiểu mình không thể làm bạn với tất cả mọi người. Nếu bạn muốn sống một cuộc sống hạnh phúc, hãy kết giao với những người tích cực và buông bỏ những người sẽ mang lại năng lượng tiêu cực cho bản thân. Vì trong giao tiếp, chúng ta không chỉ trao đổi thông tin mà đó còn là quá trình học hỏi lẫn nhau. Chọn bạn mà chơi giúp chúng ta học được những điều tốt đẹp hơn để hoàn thiện chính mình.
(5) Tiết kiệm khoảng 20% thu nhập
Trong khi người người đang kêu gọi xu hướng "Ta chỉ sống một lần trong đời", kêu gọi tận hưởng hiện tại, thỏa mãn bản thân, bạn vẫn nên đủ tỉnh táo để nhận ra tầm quan trọng của tiết kiệm. Cho dù kiếm được nhiều đến đâu, nếu không có sự tích lũy, sau 10 - 20 năm làm việc hết mình và chơi cũng hết mình, bạn sẽ phải đối mặt với tuổi trung niên cận kề mà không có bất cứ khoản tài chính dự phòng nào bảo vệ bản thân.
Do đó, hãy tiết kiệm càng sớm càng tốt. Với những người có thu nhập cao, không nên giới hạn khoản tiền tiết kiệm ở mức 20%, mà có thể dần dần tăng lên 25%, 30% và thậm chí 50%, miễn là không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn. Điều quan trọng nhất cần trau dồi không chỉ là những con số, mà là thói quen "tiết kiệm tiền trước khi tiêu".
Điều quan trọng nhất cần trau dồi không chỉ là những con số, mà là thói quen "tiết kiệm tiền trước khi tiêu".
(6) Làm những gì bạn yêu thích
Sở thích của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần một người làm những gì mình thích, dù bận rộn đến đâu, người đó sẽ cảm thấy mình được thỏa mãn. Vì mỗi phút giây trôi qua, họ đều đang nỗ lực cho mục tiêu cuộc sống của chính mình.
Tuy vậy, trên thực tế, nhiều người không có kỳ vọng về bản thân và sẽ chỉ đáp ứng kỳ vọng của người khác. Những người như vậy cũng rất bận rộn, nhưng họ chỉ bận rộn tạo ra giá trị cho người khác mà không có cảm giác thỏa mãn chính mình.
(7) Phát triển khả năng loại bỏ cảm xúc tiêu cực
Một lời nói khó nghe từ Internet, một vũng nước lớn cản đường đi, hoặc một tiếng còi lớn không thể giải thích được từ phía sau khi đang lái xe… rất nhiều thứ có thể tạo ra cảm xúc tiêu cực cho chúng ta. Mặc dù hầu hết các trường hợp bất ngờ khiến chúng ta khó chịu đều có tác động rất nhỏ, nhưng nếu bạn không buông bỏ những vướng mắc cảm xúc này, nó có thể trở thành một "chi phí chìm". Nếu bạn tiếp tục tích lũy những "chi phí chìm" này, bạn sẽ tự biến mình thành "cỗ máy xử lý rác", từ đó hao phí sức lực, không còn tâm trí để theo đuổi mục tiêu của mình.
Nếu bạn tiếp tục tích lũy những "chi phí chìm" này, bạn sẽ tự biến mình thành "cỗ máy xử lý rác", từ đó hao phí sức lực, không còn tâm trí để theo đuổi mục tiêu của mình.
(8) Hãy chấp nhận rủi ro nếu bạn có đủ khả năng
Nếu ai đó nói với bạn rằng, có một cách để làm giàu mà không phải chịu bất kỳ rủi ro tài chính nào, thì đó 100% là một tổ chức lừa đảo. Rủi ro ở khắp mọi nơi, ngay cả khi bạn không làm gì và chỉ cất tiền trong két sắt ở nhà, không ai có thể đảm bảo rằng đồng tiền của bạn sẽ giữ nguyên giá trị, hoặc không gặp rủi ro mất mát.
Như mọi người vẫn nói: "Đầu tư thì phải mạo hiểm". Điều quan trọng là trước khi mạo hiểm, bạn phải tính toán xem: Mình có đủ khả năng gánh chịu rủi ro hay không? Đồng thời, hãy đối mặt với rủi ro khi bạn có đủ hành trang kiến thức và vốn liếng cho mình.
(9) Quen với việc vượt qua chính mình
Nhiều người mắc phải tâm lý thích so sánh bản thân với người khác. Trên thực tế, không cần thiết phải tìm những "kẻ thù tưởng tượng" đó. Tại sao bạn không tự so sánh mình với chính mình?
Bạn cần quan tâm xem mình có phát triển hơn ngày hôm qua hay không, hơn là bận rộn hỏi về mức lương của các bạn cùng lớp, họ mua nhà to bao nhiêu, lái xe đắt đỏ cỡ nào. Hãy lựa chọn cho mình những việc làm có ích, tiêu xài thời gian và tâm sức vào những việc quan trọng
Nguồn: Businesstimes
Thể thao & Văn hóa